Lịch tiêm phòng quai bị cho trẻ cha mẹ cần lưu ý

Quai bị là một trong những bệnh khá nguy hiểm nếu không được điều trị triệu chứng đúng cách và kịp thời nhất là đối với trẻ nhỏ. Do đó cha mẹ cần nắm rõ lịch tiêm phòng quai bị cho trẻ.

1. Tầm quan trọng của việc tiêm phòng quai bị cho trẻ

Hiện nay bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà phương pháp chủ yếu là điều trị triệu chứng, tăng cường dinh dưỡng cho trẻ và giúp phát hiện và xử trí sớm các biến chứng viêm tinh hoàn, viêm màng não,…

Để tránh quai bị cho trẻ, hiện nay các trung tâm tiêm chủng thường sử dụng loại vắc-xin kết hợp chống 3 bệnh bao gồm sởi, quai bị, rubella, cha mẹ có thể cho bé tiêm vắc xin kết hợp này. Loại vắc-xin này được cơ thể dung nạp tốt, có tác dụng tạo nên hệ miễn dịch chắc chắn và bền vững với môi trường. Và một vấn đề cũng quan trọng không kém là chú ý lịch tiêm phòng quai bị cho trẻ khi nào để có kết quả tốt nhất cũng là một nỗi thổn thức của các bà mẹ.

2. Tiêm phòng quai bị cho trẻ khi nào để có kết quả tốt nhất?

Bệnh quai bị có lây không? Tiêm phòng chính là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh quai bị ở những trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Trường hợp bé có sự tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh mà chưa được tiêm vắc-xin phòng quai bị thì cần phải tiêm ngay để có thể bảo vệ cho bé an toàn không quá 72 giờ sau khi tiếp xúc với nguồn nhiễm bệnh.

Chú ý không nên tiêm vắc-xin quai bị cho trẻ dưới 1 tuổi và cần tiêm mũi nhắc lại khi trẻ được 4 tuổi. Tuy nhiên, cần tiêm phòng sớm nếu trẻ sống trong môi trường dịch bệnh thường xuyên từ 9 tháng tuổi. Nên nhớ rằng không phải cứ chích ngừa quai bị là sẽ phòng được bệnh mà trên thực tế việc chủng ngừa chỉ có thể phòng được 80% nguy cơ mắc bệnh nên sau khi chích ngừa cha mẹ vẫn nên có ý thức phòng bệnh cho bé.

3. Khi nào nên tiêm phòng quai bị cho bé? – Lịch tiêm phòng quai bị cho trẻ

Tiêm phòng chính là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh quai bị ở những trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị hỗ trợ điều trị quai bị vì vậy các mẹ nên đặc biệt chú ý phòng bệnh quai bị cho trẻ hiệu quả nhất bằng cách tiêm phòng để tạo kháng thể bên trong cơ thể trẻ. Vậy tiêm phòng quai bị cho bé khi nào là chuẩn, lịch tiêm phòng quai bị cho trẻ như thế nào? Cần tiêm phòng mấy lần hãy theo dõi lịch chi tiết dưới đây:

Lịch tiêm phòng quai bị cho trẻ qua từng giai đoạn:

Với trẻ từ 9 – 12 tháng tuổi:

  • Tiêm mũi đầu tiên khi trẻ được 9 tháng tuổi.
  • Tiêm nhắc lại lần 2 sau mũi thứ nhất 6 tháng.
  • Mũi thứ 3 tiêm khi trẻ được từ 4 đến 12 tuổi.

Với trẻ từ 12 tháng tuổi – 5 tuổi:

  • Mũi thứ nhất: tiêm khi trẻ 12 tháng tuổi.
  • Tiêm nhắc lại khi trẻ từ 4 – 12 tuổi.

Đối với những trẻ lớn hơn 5 tuổi:

Chỉ cần tiêm 1 lần duy nhất theo lịch tiêm phòng quai bị cho trẻ, thời gian tiêm càng sớm càng tốt vì đây là giai đoạn dễ mắc bệnh.

4. Đối tượng không nên tiêm hoặc hoãn tiêm vắc xin phòng ngừa quai bị

Lịch tiêm phòng quai bị cho trẻ qua từng giai đoạn

Người bệnh không nên tiêm ngừa vắc xin quai bị trong những trường hợp dưới đây bởi vì vắc xin ngừa quai bị chứa vi rút sống:

  • Người bệnh có hệ miễn dịch bị suy giảm nặng.
     
  • Mắc các bệnh ác tính toàn thân như Leucémie, lymphoma…
     
  • Bệnh nhân đang điều trị corticoid toàn thân liều cao, sử dụng thuốc chống chuyển hóa, nhiễm độc tế bào hay đang dùng xạ trị chống ung thư.
     
  • Phụ nữ mang thai và nghi ngờ đang mang thai không nên tiêm vắc xin quai bị.
     
  • Những phụ nữ được tiêm vắc xin quai bị khi quan hệ cần sử dụng biện pháp ngừa thai trong thời gian ít nhất là 28 ngày sau khi tiêm vắc-xin.
Phụ nữ mang thai và nghi ngờ đang mang thai không nên tiêm vắc xin quai bị

5. Làm gì khi trẻ có phản ứng sau khi tiêm phòng quai bị?

Trong quá trình sử dụng vắc-xin chúng ta cần lưu ý là phải sử dụng đủ liều, đủ lần thì cơ thể mới có đủ khả năng miễn dịch sau này, cần thiết tuân theo lịch tiêm phòng quai bị cho trẻ và tham gia đầy đủ.

Các tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm phòng quai bị cho trẻ bao gồm phát ban da, viêm họng, sưng hạch, các khớp đau và viêm khớp. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng có biểu hiện tác dụng phụ như trên vì có thể có tác tác dụng phụ khác không được đề cập.

6. Tiêm chủng vắc xin ở đâu?

Tại Thành phố Hồ Chí Minh:

  • Viện Pasteur.
  • Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố và Quận, Huyện.
  • Trạm Y tế Phường, Xã.

Tại Hà Nội:

  • Trung tâm Dịch vụ khoa học Kỹ thuật và Y tế dự phòng.
  • Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế Hà Nội.
  • Phòng tư vấn và tiêm chủng vắc-xin tại Bệnh viện nhi trung ương.
  • Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội 70 Nguyễn Chí Thanh.
  • Bệnh viện Việt Pháp.

Các mẹ đã biết độ tuổi tiêm phòng quai bị cho trẻ cũng như lịch tiêm phòng quai bị cho trẻ chưa? Ngoài ra cũng nên biết bị quai bị kiêng gì để có cách điều trị hiệu quả cho bé. Tốt hơn hết hãy nhớ tiêm phòng cho trẻ đầy đủ để phòng tránh tối đa khả năng mắc bệnh cho bé nhà mình nhé!

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *