Giải đáp thắc mắc: uống thuốc bướu cổ có hại không?

Phẫu thuật, dùng thuốc đông y hay dùng thuốc tây là biện pháp trị bướu cổ phổ biến hiện nay. Vậy uống thuốc bướu cổ có hại không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bướu cổ là gì?

Bướu cổ là danh từ chung để chỉ bướu xuất phát từ tuyến giáp, trong y học gọi là bướu giáp, bao gồm nhiều loại như phình giáp lan tỏa hay có hạt, viêm giáp, cường giáp, suy giáp, bướu lành, ung thư. Tất cả được xếp làm 3 nhóm: bướu lành, ung thư và rối loạn chức năng tuyến giáp, mỗi nhóm lại có nhiều loại.

Tuyến giáp hình như con bướm nằm ở phần dưới trước cổ, dưới lớp da và cơ, tựa trên khí quản (đường thở). Tuyến giáp bình thường hoặc khi to nhẹ,chúng ta nhìn hoặc sờ không thấy.

Ngoài ra, phía sau tuyến giáp còn có thực quản dẫn thức ăn từ miệng xuống bao tử, đặc biệt còn có dây thần kinh hồi thanh điều khiển thanh quản khi phát âm và các tuyến phó giáp, là hai cấu trúc hết sức quan trọng cần phải tìm và bảo tồn trong lúc mổ. Ngoài mổ ra còn dùng thuốc Tây, đông y. Vậy uống thuốc bướu cổ có hại không?

Các phương pháp điều trị?

Nói chung, điều trị bướu cổ bao gồm các phương pháp: uống thuốc, thuốc xạ trị, mổ hoặc chỉ theo dõi mà không điều trị gì với trường hợp bướu cổ không gây nhiều khó khăn. Uống thuốc bướu cổ có hại không?

Mổ là cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp, tùy loại bướu cổ mà lựa chọn một trong các phương pháp cắt thùy, cắt giáp gần trọn, cắt giáp toàn phần, cắt eo giáp. Nên nhớ chỉ cắt bướu, còn gọi là bóc nhân giáp, ngày nay không còn sử dụng nữa do không đảm bảo lấy hết gốc rễ và an toàn phẫu thuật, hoặc khi cần mổ lại vì kết quả ác tính sau lần mổ trước sẽ khó khăn và dễ gây biến chứng khàn tiếng hoặc tê tay chân.

Ngoài ra, trong một số trường có thể chọc hút bằng kim để rút nước cho trường hợp bướu chứa nước (trong chuyên môn gọi là nang giáp). Sinh thiết bướu cổ được tiến hành để xác định xem đó là bướu giáp lành tính hay ác tính.

Siêu âm tuyến giáp để xác định bướu cổ nằm ở vị trí nào

Theo dõi: khi bướu lành, nhỏ, không gây khó chịu, thường được chọn theo dõi, không cần bất cứ điều trị gì và theo thời gian hầu hết không gây biến chứng. Phương pháp theo dõi là tái khám định kỳ, mỗi 1 – 2 năm đi khám một lần nếu  bản thân không thấy bất cứ thay đổi nào trên cơ thể. Uống thuốc bướu cổ có hại không?

Uống thuốc: tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có các loại khác nhau, như thuốc nội tiết tố tuyến giáp, thuốc iốt, kháng giáp, kháng sinh, thuốc corticoid, ức chế thụ thể Beta…

Thuốc xạ trị là dạng iốt phóng xạ, thuốc này có tác dụng phá hủy tế bào tuyến giáp.

Bị bướu cổ uống thuốc gì? Uống thuốc bướu cổ có hại không?

Hiện nay bệnh nhân có thể sử dụng thuốc kháng giáp trong việc điều trị bệnh bướu cổ. Hiện nay loại thuốc kháng giáp này có hai loại, loại thứ nhất đó chính là các nhóm thuốc thiure, điển hình trong đó là propylthiouracil- đây là một dẫn chất của chất thioure. Tác dụng của nó dùng để ức chế và tổng hợp hormone giáp bằng cách ngăn cản iod gắn vào phần tyrosyl của thyroglobulin thông qua việc ức chế tuyến enzyme xúc tác trong phản ứng này.

Bên cạnh đó thuốc kháng giáp trong điều trị bướu cổ còn có một dạng khác là tổng hợp của nhóm mercaptoimidazol, loại thuốc này sẽ giúp ức chế việc hình thành hai tiền hormone của tuyến giáp nhờ sso giảm hormone tuyến giáp trong máu.

Khi sử dụng thuốc kháng giáp trong điều trị bướu cổ thì có thể gặp một số tác dụng phụ của thuốc như: dị ứng ngoài da, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, giảm bạch cầu… Để có kết quả điều trị tích cực cũng như có hiệu quả tốt thì bệnh nhân nên tới các trung tâm y tế, hoặc phòng khám gần nhất để được tư vấn và theo dõi bệnh của các y bác sĩ.

Ngoài ra không nên tự ý dùng thuốc mà chưa có sự hướng dẫn cũng như chỉ định của bác sĩ, để tránh những hậu quả cũng như biến chứng bệnh về sau.

Uống thuốc bướu cổ có hại không?

Uống thuốc bướu cổ có hại không?

Nếu bạn lo ngại uống thuốc bướu cổ có hại không thì bạn có thể cân nhắc sử dụng thuốc đông y trị bướu cổ, hoặc thuốc nam.

Bài thuốc  1: Sử dụng 50g rong biển và 100g gạo tẻ. Rong biển rửa sạch và thái nhỏ, còn gạo tẻ vo sạch cho vào nồi cùng với 1 lít nước. Đun lửa to cho tới khi sôi thì giảm lửa, nấu thành cháo nhừ và cho thêm chút muối cho vừa ăn. Ăn 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối.

Bài thuốc 2: 40g rong biển, Côn bố, thông thảo, vỏ hến hoặc vỏ sò đã nung thành vôi và được tán bột, 250g thịt yếm phần cổ dê được thái miếng và sấy khô. Các thành phần trên đem tán thành bột mịn, chia ra uống mỗi lần khoảng 1 thìa bột cà phê, chia ngày uống 3 lần, uống đều đặn trong vòng 2-3 tháng.

Bài thuốc 3: gồm 30g rong biển, 30g hạ khô thảo, 15g huyết giác, mộc thông, xạ can, liên kiều, đơn bì, huyền sâm, nga truật. Cho tất cả nguyên liệu trên vào sắc lấy nước, khi uống có thể dùng chung với bột vỏ hàu đã được nung và tán nhỏ. Ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 2 thìa cà phê.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *