Lịch tiêm uốn ván mũi 2 cần lưu ý

Việc tiêm phòng uốn ván là cực kì cần thiết để bạn có thể phòng tránh được căn bệnh nguy hiểm này. Và bạn cần tiêm đủ số lượng mũi tiêm và đừng bỏ qua lịch tiêm uốn ván mũi 2.

Nguyên nhân gây uốn ván

Bệnh uốn ván không lây từ người sang người. Vi khuẩn uốn ván có khắp nơi trong môi trường: cống rãnh, đất cát, phân gia súc và gia cầm, dụng cụ phẫu thuật không tiệt trùng kỹ …

Tiêm uốn ván mũi 2 khi nào? Vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập vào vết xây xước và vết thương phát triển thành ổ nhiễm trùng gây bệnh uốn ván như:

Qua vết thương nhỏ và kín đáo như: Vết kim tiêm, ngoáy tai, xỉa răng, gai đâm… đến các vết thương to, rộng, nhiều ngóc ngách gặp trong lao động, chiến đấu. Thậm chí đôi khi có thể gặp sau phẫu thuật, nạo thai, cắt rốn v.v… với các dụng cụ bị ô nhiễm nha bào Uốn ván.

Những vết thương có tình trạng thiếu ôxy do: Miệng vết thương bị bịt kín, bị hoại tử nhiều, thiếu máu, có dị vật ở vết thương, có vi khuẩn gây mủ khác kèm theo… tạo thuận lợi cho nha bào Uốn ván phát triển gây bệnh.

Tiêm uốn ván mũi 2 khi nào?

Tùy vào từng độ tuổi bệnh uốn ván sẽ tiêm phòng số mũi khác nhau.

Bị bệnh uốn ván tiêm mấy mũi? Vắc-xin tiêm phòng uốn ván được sử dụng cho các đối tượng sau:

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 – 44 tuổi): Sau 5 mũi tiêm phòng, sẽ có kháng thể phòng bệnh uốn ván suốt thời kì sinh đẻ. Hiệu lực bảo vệ có thể đạt 98 đến 100%.

Phụ nữ mang thai:

Chỉ cần tiêm 2 liều trong đó có tiêm uốn ván mũi 2 là bạn có thể bảo vệ cho con mình khỏi bị mắc bệnh uốn ván sơ sinh. Nếu thai phụ chưa được tiêm phòng uốn ván thì phải tiêm 2 mũi uốn ván theo nguyên tắc sau: thời gian tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và trước khi sinh ít nhất 15 ngày.

Thời gian thích hợp để thai phụ tiêm phòng uốn ván mũi đầu tiên là vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kì. Mũi thứ hai tiêm sau đó 1 tháng.

Nếu bà bầu đã tiêm phòng đủ 2 mũi uốn ván hoặc mới chỉ tiêm 1 mũi trước đây thì cần tiêm 1 mũi tháng thứ 4 hoặc thứ 5.

Xử lý thật tốt vết thương để phòng bệnh uốn ván

Bạn cần tiến hành xử lý ngay vết thương đúng cách để có thể nhanh chóng làm sạch và không ảnh hưởng tới sức khỏe

Để việc tiêm uốn ván có hiệu quả cũng như trả lời câu hỏi tiêm uốn ván mũi 2 khi nào thì chính bản thân người bệnh cần phải biết cách xử lý vết thương. Nếu xử lý vết thương không tốt thì chắc chắn bạn sẽ gặp phải nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Vi khuẩn gây bệnh uốn ván chỉ xuất hiện khi người bệnh đó có vết thương hở bị dập nát. Do các loại dụng cụ, các vật gỉ, bẩn đâm vào da thịt gây nên, đồng thời môi trường đó lại bị băng kín và vết thương bị nhiễm trùng.

Chính vì thế mà khi bị thương, bạn cần tiến hành xử lý ngay vết thương đúng cách để có thể nhanh chóng làm sạch và không ảnh hưởng tới sức khỏe. Các bước thực hiện:

Rửa vết thương thật sạch bằng xà phòng.

Đầu tiên bạn cần tiến hành làm sạch vết thương, loại bỏ các dị vật, bùn đất ra khỏi da,…

Tiến hành rửa vết thương bằng oxy già thật nhiều lần, bạn cũng có thể sử dụng xà phòng; sau đó xử lý lại bằng cồn 70 độ.

Tiêm uốn ván mũi 2 khi nào? Đừng chần chừ, hãy đến ngay các trung tâm y tế, trạm y tế xã để tiêm huyết thanh phòng chống bệnh uốn ván và tiến hành điều trị theo phác đồ mà bác sỹ đưa ra. Tuyệt đối không được băng kín vết thương vì chính việc này tạo nên một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Lúc này, đừng quan tâm việc tiêm uốn ván được bao lâu mà hãy cân nhắc rằng bạn cần phải tiêm vaccine này thì mới có thể giữ lại được mạng sống cũng như tránh gây nên những biến chứng, tiêu tốn những khoản tiền khổng lồ để điều trị bệnh.

Tiêm uốn ván mũi 2 rồi có cần chích lại không?

Tiêm uốn ván mũi 2 rồi có cần chích lại không?

Chích ngừa uốn ván rồi có cần chích lại không và có tác dụng trong bao lâu? Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi uốn ván nếu không kịp thời khắc phục thì có nguy cơ dẫn tới tử vong khá cao.

Khi chúng ta tiêm đủ 4 lần thì vaccine uốn ván có tác dụng ngừa bệnh được 5 năm. Sau đó, nếu lần sau có vết thương bạn chỉ cần chích nhắc lại 1 lần. Vậy để ngừa bệnh suốt đời thì tiêm uốn ván mũi 2 rồi có cần chích lại không?

Nếu đã tiêm đủ 2 mũi như lịch trình thì sau khoảng 5 – 10 năm bạn cứ tiêm nhắc lại 1 liều thì sẽ ngừa bệnh uốn ván suốt đời. Nếu bạn vẫn chưa được tiêm đủ thì hãy đi tiêm ngay 1 liều huyết thanh. Nó sẽ giúp kháng độc tố bệnh uốn ván, và sau đó tiêm đủ các mũi VAT để ngừa bệnh.

Khi bạn có vết thương nặng, sâu và nhiễm bẩn thì tiêm thêm globutin. Liều này sẽ giúp kháng uốn ván, tạo miễn dịch thụ động chống độc tố. Bạn hãy luôn nhớ rằng chích uốn ván khi nào hoặc uốn ván mũi 2 là việc vô cùng cần thiết để phòng bệnh uốn ván.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *