Uốn ván trẻ em – Những điều cha mẹ cần biết

Bệnh uốn ván trẻ em là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm và hoàn toàn có thể cướp đi tính mạng người bệnh. Vậy, nguyên nhân cũng như triệu chứng của bệnh lý này như thế nào?

Nguyên nhân gây bệnh uốn ván trẻ em

Bệnh uốn ván trẻ em do một loại trực khuẩn có tên khuẩn Clostridium tetani. Nó là một loại vi khuẩn yếm khí gây nên. Bình thường, nó tồn tại dưới dạng nha bào và sống trong đất cá, phân các loại súc vật cũng như con người.

Con đường dễ thâm nhập nhất của các vi khuẩn uốn ván thường gặp hiện nay cho trẻ em là:

  • Qua rốn, trong lúc cắt rốn cho trẻ không được vô khuẩn gây nên tình trạng uốn ván rốn sơ sinh.
  • Các vết thương ngoài da, các vết xây xước.
  • Nhiều trẻ tự ý ngoáy tai khiến cho tình trạng thủng màng nhĩ.
  • Quá trình tiêm chích không sát khuẩn sạch sẽ.

Khi xâm nhập vào cơ thể vi khuẩn uốn ván sẽ tiết ra một loại độc tố và độc tố đó sẽ xâm nhập vào trong hệ thần kinh gây nên các cơn co giật, làm vỡ hồng cầu, dẫn đến tử vong.

Vậy nên, có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh uốn ván trẻ em. Trong đó, các nguyên nhân cha mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh cho trẻ được. Có một cái nhìn đúng về bệnh sẽ giúp việc phòng bệnh đơn giản và dễ dàng hơn.

Triệu chứng bệnh uốn ván trẻ em

Bệnh uốn ván là gì? Thời gian ủ bệnh uốn ván trẻ em có thể giao động từ 1 đến vài tuần lễ. Trong đó, với bệnh uốn ván rốn thì thời gian từ 5 – 7 ngày, cực kì nhanh. Thời gian ủ bệnh càng ngắn thì đồng nghĩa với các biến chứng bệnh càng nặng nề.

Biểu hiện bệnh đầu tiên phải kể đến chính là trẻ không thể há to miệng được. Với đối tượng trẻ sơ sinh thường quấy khóc cũng như bỏ bú, môi thường chúm chím, bé rất đói nhưng không thể bú mẹ được.

Tiếp đến là các cơn co cứng và co giật. Ban đầu, các cơn co xuất hiện tại mặt sau đó lan rộng ra chân tay và toàn bộ cơ thể. Tư thế của trẻ hơi đặc biệt, người thường ưỡn cong và ngả ra sau, đa phần các cơn co cứng sẽ kéo dài khoảng 15 – 30 ngày, nếu không có phương pháp điều trị phù sẽ dẫn đến tử vong.

Khuôn mặt trẻ khi co giật thường nhăn nhúm lại cũng như hai tay nắm chặt và sùi bọt mép. Khi có các kích thích tác động thường rất dễ xảy ra các kích thích.

Với đối tượng trẻ sơ sinh thì trong các cơn co cứng hay có giật thường kèm theo hiện tượng ngừng thở do bị co thắt thanh quản. Mỗi lần ngừng thở như thế, mặt và môi trẻ tím tái. Lúc này bắt buộc phải cấp cứu hô hấp, tiến thành thổi ngạt hoặc bóp bóng hô hấp.

Khi tình trạng uốn ván trẻ em càng nặng thì các biểu hiện bệnh cũng càng nặng. Trẻ sẽ rất dễ tử vong do bị nhiễm khuẩn phổi hay trụy tim.

Các cơn co cứng và giật khiến trẻ vô cùng đau đớn

Điều trị uốn ván trẻ em như thế nào?

Kết quả của quá trình điều trị uốn ván trẻ em sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ chăm sóc bệnh nhân. Vậy nên, khi trẻ có các biểu hiện bệnh cần ngay lập tức đưa trẻ tới bệnh viện để điều trị.

  • Đầu tiên, nên đặt trẻ trong buồng tối và yên tĩnh, không đụng tới trẻ quá nhiều. Điều này thực sự không tốt cho trẻ chính vì thế cần lưu tâm.
  • Cho trẻ ăn uống với một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, với trẻ sơ sinh tích cực cho trẻ bú mẹ. Nếu trẻ không thể ăn tiến hành cho ăn qua ống thông mũi – dạ dày.
  • Các vết thương tại rốn cần phải được rửa sạch bằng cồn và oxy già.
  • Tiến hành tiêm Peniccillin liều cao. Loại thuốc này được tiêm theo trọng lượng và tốt nhất nên để bác sỹ tiến hành tiêm. Phụ huynh tuyệt đối không tự ý tiêm truyền gì cho con trẻ.
  • Tiêm kháng độc tố uốn ván với liều lượng 20.000 – 50.000 đơn vị, tiến hành tiêm bắp liều trung hòa để độc tố tuần hoàn.

Các loại thuốc chống cho giật:

  • Diazepam (Valium, Seduxen) 1-2 mg/kg, loại này có thể tiêm nhắc lại sau 3 giờ và cần theo dõi sát nhịp thở của trẻ.
  • Phenobarbital 5-10 mg/kg/ngày.
  • Có thể dùng Clopromazin 2-4 mg/kg, thực hiện tiêm bắp 1 liều ban đầu.

Một số cách dự phòng uốn ván trẻ em

Để trẻ không mắc cũng như hạn chế tối đa tình trạng uốn ván trẻ em thì nên tiến hành tiêm chủng đầy đủ vaccine cho trẻ. Hiện nay, vaccine tiêm phòng uốn ván được tích hợp chung với vaccin bạch cầu, ho gà, tiêm lúc trẻ 2, 3 và 4 tháng tuổi; khi 13 – 24 tháng được tiêm nhắc lại một mũi.

Đối với trẻ sơ sinh, để phòng chống bệnh uốn ván thì trong quá trình mang thai mẹ nên tiêm chủng đầy đủ. Với lần sinh đầu tiên sẽ tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 tháng và mũi sau cách ngày lâm bồn 1 tháng.

Để phòng chống bệnh uốn ván thì trong quá trình mang thai mẹ nên tiêm chủng đầy đủ.

Đảm bảo các dụng cụ cắt rốn cho trẻ phải vô khuẩn. Đây là một biện pháp cực kì quan trọng nhưng cũng vô cùng đơn giản để phòng bệnh uốn ván.

Bệnh uốn ván trẻ em với tỉ lệ tử vong hàng năm rất cao. Chính vì thế, việc phòng bệnh là cực kì quan trọng. Chỉ đơn giản là tiêm vaccine đầy đủ cho bé, các bậc cha mẹ cũng đã giúp con có một sức đề kháng để chống lại bệnh lý này.

Một vài chia sẻ về bệnh lý uốn ván trẻ em hy vọng có thể giúp các bậc cha mẹ trang bị cho mình thêm những kiến thức quan trọng trong việc nuôi dạy trẻ.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *