Sỏi thận hình thành như thế nào?

​​​​​​​Mặc dù ai cũng biết bệnh sỏi thận nhưng sỏi thận hình thành như thế nào thì không phải người nào cũng có thể trả lời được. Việc tìm hiểu sỏi thận hình thành như thế nào sẽ giúp bạn phòng ngừa cũng như điều trị sỏi thận tốt hơn.

Sỏi thận hình thành như thế nào – nguyên nhân dẫn đến sỏi thận

Sỏi thận hình thành như thế nào?

Đa số các loại sỏi thận thì không thể nhìn thấy bằng mắt thường cũng như cảm nhận được trong giai đoạn mới hình thành. Sau đó qua thời gian dài sỏi thận sẽ từ các tinh thể nhỏ kết hợp lại với nhau hình thành sỏi với kích thước lớn dần. Sỏi thận càng lớn thì biểu hiện càng rõ rệt nhất là các cơn đau quặn thận.

Cấu thành nên sỏi thận là năm thành phần hóa học chính bao gồm canxi oxalate, canxi photphat, struvite, axit uric, cysteine. Trong đó thì canxi oxalat là thành phần hóa học chính hình thành nên sỏi thận.

Sỏi thận hình thành như thế nào? Đó là dựa vào nồng độ của các tinh thể. Có thể lấy ví dụ như canxi oxalate lọc qua thận rồi vào nước tiểu, tại đây chúng sẽ liên kết lại với nhau để hình thành nên tinh thể sỏi thận.

Có 2 loại tinh thể mà bạn cần phải biết bao gồm:

  • Tinh thể đồng nhất: đây là loại mà các phân tử có cùng cấu trúc bao quanh một nhân.
  • Tinh thể không đồng nhất: là loại mà các phân tử bao quanh nhân có cấu trúc khác nhau.

Sỏi thận hình thành do lượng nước tiểu quá ít hoặc do nồng độ các chất khoáng vừa nêu trên quá cao trong nước tiểu khi lắng đọng lâu ngày trong nước tiểu sẽ hình thành sỏi.

Các loại khoáng chất này thường lắng đọng ở nhú thận, tạo thành sỏi và cứ tiếp tục phát triển ở thận nếu như không được can thiệp điều trị.

Sỏi thận hình thành như thế nào? Khoảng 78% các trường hợp bị sỏi thận sẽ được thải ra ngoài một cách tự nhiên mà không cần các phương pháp can thiệp đặc biệt. Tuy nhiên, trong trường hợp sỏi mắc kẹt tại niệu quản thì lúc này, bệnh nhân cần được tán sỏi hoặc mổ để lấy sỏi ra.

Sỏi thận hình thành như thế nào – uống ít nước sẽ tăng nguy cơ hình thành sỏi.

Nguyên nhân dẫn đến sỏi thận

Hiểu được nguyên nhân sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh sỏi thận tốt hơn. Sau đây là một số nguyên nhân điển hình khiến bạn có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận.

  • Uống ít nước sẽ khiến bạn có nguy cơ cao mắc sỏi thận do nước tiểu bị cô đặc, dễ kết tinh sỏi.
  • Do gặp phải những dị dạng bẩm sinh khiến cho niệu đạo bị hẹp, nước tiểu khó thoát ra ngoài, đọng lại lâu ngày cũng dẫn đến sỏi thận.
  • Những người bị đại phì liệt tuyến, u xơ, túi thừa trong bàng quang khiến nước tiểu bị đọng lại cũng là nguyên nhân dẫn đến sỏi thận.
  • Những người bị chấn thương nặng chỉ có thể nằm một chỗ mà không thể đi lại.
  • Vùng sinh dục bị nhiễm trùng tái đi tái lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nên chứng viêm đường tiết niệu. Bệnh kéo dài sẽ dẫn đến mủ, các chất bài tiết bị lắng đọng tạo ra sỏi.
  • Ăn uống những thực phẩm có chứa nhiều thành phần gây sỏi như canxi oxalate, phophat cũng khiến bạn tăng nguy cơ bị sỏi thận.

Sỏi thận, dù kích thước nhỏ và tồn tại trong cơ thể bạn mà không gây phiền toái thì bạn cũng phải điều trị bệnh đến nơi đến chốn. Chủ động đào thải sỏi ra ngoài sẽ giúp bạn tránh được những biến chứng do sỏi thận gây ra sau này.

Vậy là bạn đã có được câu trả lời cho vấn đề sỏi thận hình thành như thế nào? Vậy cách phòng tránh ra sao để an toàn trước căn bệnh này?

Cách phòng ngừa bệnh sỏi thận hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh sỏi thận thì bạn nên làm theo một số lời khuyên sau đây:

  • Uống nước đầy đủ mỗi ngày tối thiểu 2 lít nước.
  • Uống nước chanh để giúp hỗ trợ hòa tan các hợp chất gây nên sỏi thận.
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều oxalate như soda, socola, dâu tây, các loại hạt.
  • Tập ăn nhạt và giảm lượng muối ăn hàng ngày.
  • Hạn chế nạp caffein vào cơ thể như trà, cà phê vì đây chính là nguyên nhân khiến cơ thể bạn bị mất nước.

Uống nước đầy đủ là một trong những cách giúp phòng ngừa sỏi thận.

  • Kiểm soát được lượng chất đạm động vật đưa vào cơ thể – bao gồm thịt, cá, trứng. Như vậy sẽ giúp giảm được hàm lượng axit uric có trong nước tiểu – nguyên nhân dẫn đến sỏi thận.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên để có vóc dáng cân đối, vì béo phì làm tăng gấp đôi nguy cơ bị sỏi thận của bạn.
  • Không sử dụng quá nhiều thực phẩm có chứa đường, siro, các loại nước ngọt có ga do chúng có hàm lượng axit citric cao.
  • Bổ sung đủ canxi và theo chỉ định của bác sĩ, việc uống canxi một các tùy ý cũng là nguyên nhân gây ra sỏi thận.

Bạn cũng nên tìm hiểu những thực phẩm dành cho người bị bệnh sỏi thận để có được chế độ dinh dưỡng tốt tốt hơn.

Sỏi thận hình thành như thế nào sẽ không còn là vấn đề quan trọng nếu như bản thân bạn biết xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt lành mạnh và hợp lý. Việc quan tâm đến những biểu hiện của cơ thể sẽ giúp bạn không chỉ phòng ngừa được sỏi thận và còn nhiều căn bệnh khác nữa.

Bạn đọc chú ý, mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Tốt nhất, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có được lời khuyên tốt nhất.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *