Mộng thịt ở mắt và cách điều trị hiệu quả

Mộng thịt được coi là một bệnh lành tính, tuy nhiên nó gây khá nhiều rắc rối, khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ người bệnh. Vậy mộng thịt ở mắt và cách điều trị bệnh như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?

Mộng thịt ở mắt

Mộng thịt ở mắt là gì và triệu chứng bệnh như thế nào?

Mộng thịt là hiện tượng xuất hiện một khối tăng sản xơ mạch của kết mạc nhãn cầu, có hình rẻ quạt, xuất phát từ kết mạc vùng khe mi rồi lan vào giác mạc. Độ dày của mộng tuỳ theo tổ chức liên kết bên dưới nhiều hay ít. Đặc biệt, tuỳ thuộc vào số lượng và độ cương tụ của mạch máu thân mộng mà màu sắc của nó cũng thay đổi từ hồng tới đỏ. Mộng thịt không được điều trị sẽ phát triển ngày một lớn dần, bò vào trung tâm giác mạc gây giảm thị lực.

Khi bị mộng thịt, bệnh nhân thường có triệu chứng kích thích, đỏ mắt, chảy nước mắt hoặc nhìn mờ. Bệnh nhân bị mộng thịt ở mắt nên đi khám tại các cơ sở chuyên khoa mắt để được tư vấn phương pháp điều trị và cách chăm sóc.

Khi mắc bệnh, người bệnh cần tránh ánh nắng mặt trời, bụi, gió (đeo kính râm, rửa mắt bằng nước muối sinh lý khi đi bụi về…) và cần làm giảm hiện tượng kích thích mắt bằng nước mắt nhân tạo.

Nguyên nhân gây mộng thịt ở mắt

Cho đến thời điểm hiện nay, các chuyên gia y tế vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra mộng thịt, chỉ biết bệnh thường gặp ở những người tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, sống ở những vùng có nhiều gió bụi. Theo đó, khi thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, bức xạ của tia tử ngoại sẽ làm khiếm khuyết các tế bào mầm ở vùng rìa kết mạc và giác mạc, một khi hàng rào này bị phá hủy có thể gây nên mộng thịt.

Nếu để lâu, mộng thịt có thể gây nhìn mờ.

Trên thế giới, tỉ lệ người mắc bệnh mộng thịt nhiều hơn ở các nước nằm ở gần đường xích đạo. Riêng Việt Nam, bệnh mộng thịt thường gặp nhiều ở người dân các tỉnh ven biển miền Trung.

Bệnh mộng thịt được phân chia thành 4 cấp độ :

  • Độ I: Xuất hiện đầu mộng phát triển quá rìa giác mạc.
  • Độ II: Đầu mộng phát triển chưa tới 1/2 bán kính giác mạc.
  • Độ III: Đầu mộng thịt vượt quá 1/2 bán kính giác mạc.
  • Độ IV: Đầu mộng thịt phát triển tối và có thể qua trung tâm giác mạc.

Ngoài ra, có thể chia bệnh mộng thịt thành 2 loại khác nhau, bao gồm:

  • Mộng thịt nguyên phát: chưa phẫu thuật lần nào.
  • Mộng thịt tái phát: có ít nhất một lần phẫu thuật mộng.

Ban đầu, khi mộng thịt mới xuất hiện, người bệnh không thấy khó chịu nhiều, bệnh được phát hiện tình cờ hoặc người khác nhìn thấy có một màng dày xuất hiện trong mắt bệnh nhân. Đến giai đoạn mộng phát triển nhiều hơn sẽ làm nước mắt tiết ra không tráng đều ở vùng có mộng thịt từ đó khiến vùng này bị khô và gây ra cảm giác cộm xốn – đỏ mắt (đặc biệt khi tiếp xúc với gió, khói bụi, lúc uống bia rượu). Thời gian về sau, khi đầu mộng phát triển vào tròng đen nhiều sẽ biến chứng mộng thịt như nhìn mờ, gây loạn thị làm cho hình ảnh bị méo lệch.

Mộng thịt ở mắt và cách điều trị

Mộng thịt ở mắt và cách điều trị thế nào tùy thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh. Thường được chia thành 2 trường hợp dưới đây:

Mộng thịt ở mắt và cách điều trị nếu bệnh nhẹ

Mộng thịt ở mắt và cách điều trị nếu bệnh nhẹ như thế nào? Trường hợp bạn bị mộng thịt nhỏ thì có thể không cần điều trị gì. Thay vào đó, bệnh nhân chỉ cần đeo kính râm có tròng kính to để bảo vệ mắt khỏi tia cực tím và tránh gió bụi vào mắt khi đi ra ngoài, đội mũ rộng vành để che bớt nắng. Nếu xuất hiện triệu chứng khô mắt hoặc viêm thì phải nhỏ thêm nước mắt nhân tạo hoặc sử dụng thuốc chống viêm dưới sự theo dõi của bác sĩ vì có nhiều tác dụng phụ.

Ngoài ra, nếu tình trạng viêm mắt xuất hiện làm đỏ và kích thích mắt, bệnh nhân có thể sẽ được bổ sung thêm các thuốc chống viêm, co mạch để giảm triệu chứng.

Mộng thịt ở mắt và cách điều trị khi bệnh trở nặng

Mộng thịt ở mắt và cách điều trị như thế nào khi bệnh nặng? Theo các chuyên gia y tế, trường hợp bệnh mộng thịt nặng gây giảm thị lực hoặc trường hợp bệnh nhẹ nhưng ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý người bệnh do yếu tố thẩm mỹ thì các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ mộng.

Một trong những phương pháp mổ mộng thịt nổi bật hiện nay là ghép kết mạc tự thân. So với phương pháp cũ là cắt mộng đơn thuần thì phương pháp mới này có tỷ lệ tái phát rất thấp. Tuy nhiên sau phẫu thuật mộng thịt, bệnh nhân cần được điều trị và chăm sóc mắt cẩn thận để mang lại kết quả hồi phục tốt nhất, tránh tái phát bệnh.

Mộng thịt ở mắt và cách điều trị khi bệnh nặng chính là phẫu thuật.

Mộng thịt ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và thị lực của người bệnh. Do vậy, mộng thịt ở mắt và cách điều trị bệnh là thắc mắc của rất nhiều người. Hi vọng bài viết trên đây hữu ích đối với những bệnh nhân đang chịu khổ sở vì căn bệnh này.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *