Bệnh nấm sợi phổ biến khắp nơi trên thế giới, phân bố trên mọi chủng tộc, mọi lứa tuổi và biểu hiện dưới nhiều thể khác nhau. Bài viết này xin đề cập đến một thể khá phổ biến đó là bệnh nấm sợi ở mắt.
Tìm hiểu về bệnh nấm sợi ở mắt
Bệnh nấm sợi ở mắt điển hình nhất là dạng viêm giác mạc sợi. Vậy bệnh viêm giác mạc sợi có khác gì so với các loại viêm giác mạc ở mắt khác không? Viêm giác mạc sợi là tình trạng các sợi giác mạc được tạo thành từ các tế bào biểu mô thoái hóa quen với chất nhầy phủ lên trên. Sau đó bám vào bề mặt giác mạc, nơi các tế bào biểu mô bị khuyết, bong tróc, gây cảm giác cộm, xốn và nhói đau. Nó có nguyên nhân chủ yếu từ tình trạng khô mắt, bề mặt nhãn cầu không được bôi trơn. Bệnh này có đặc điểm thường hay tái phát nên bệnh nhân rất khó khăn khi tìm phương pháp điều trị triệt để.
Nguyên nhân nào khiến bạn bị viêm giác mạc sợi?
Nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm giác mạc sợi là bệnh lý khô mắt. Ở người bình thường sau khi khóc màng nước mắt sẽ khô trong khoảng khoảng 20s nhưng với người bị bệnh khô mắt thì chỉ khoảng 5s. Nước mắt không đủ để điều tiết và bảo vệ màng giác mạc khiến mắt bị tổn thương. Khô mắt khiến cho người bệnh có cảm giác như bị mắc hạt bụi trong mắt, đau nhức, nhạy cảm với ánh sáng, mắt nhìn lúc mờ lúc rõ, càng chớp càng rát do có cảm giác mi mắt dính vào nhãn cầu.
Vậy lý do nào khiến mắt dần trở nên bị khô dẫn đến biến chứng viêm giác mạc sợi (bệnh nấm sợi ở mắt) thì cùng xem những yếu tố sau đây:
Yếu tố môi trường: thường xuyên tiếp xúc với môi trường bụi bặm, không khí khô nóng, dùng quạt hay điều hòa liên tục.
Những thói quen không tốt trong sinh hoạt và làm việc: đọc sách báo, coi ti vi thường xuyên trong môi trường thiếu ánh sáng, cự li quan sát quá gần hoặc quá xa khiến mắt phải điều tiết mệt mỏi. Nhất là những ai làm việc tại văn phòng ngồi trước máy tính nhiều giờ đồng hồ, lúc nào cũng căng thẳng và không ngủ đủ giấc nên mắt khô mỏi.
Độ tuổi và nội tiết tố: chức năng tuyến lệ sẽ suy giảm theo tuổi tác, người trung niên, lớn tuổi khả năng tiết nước mắt sẽ giảm nhiều so với người còn trẻ. Phụ nữ sau thời kì sinh nở cũng thường bị khô mắt.
Hậu những ca phẫu thuật về mắt: nhiều người bị cận thị hay có những bệnh về mắt cần phải mổ, sau khi điều trị mổ laser một số người sẽ bị giảm sản xuất nước mắt gây nên tình trạng khô mắt tạm thời gây nên tình trạng nấm mắt.
Hậu quả của bệnh nấm sợi ở mắt
Viêm giác mạc sợi có thể coi là một trong những biến chứng của bệnh khô mắt. Tình trạng khô mắt nếu nặng sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như loét thủng giác mạc và gây mù lòa vĩnh viễn. Trong trường hợp khô mắt nhẹ sẽ không đủ gây biến chứng nguy hiểm chỉ làm cảm giác xốn cộm, đỏ mắt, tăng tiết nhiều dịch nhầy, ghèn.
Điều trị bệnh nấm sợi ở mắt
Phương pháp điều trị nấm sợi ở mắt chủ yếu chính là nhỏ nước mắt nhân tạo. Bởi nó sẽ có tác dụng khắc phục tình trạng khô mắt ngắn hạn. Do nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh nấm sợi ở mắt là tình trạng khô mắt nên các bác sĩ sẽ giải quyết phần nguyên nhân trước. Vì thế mà người bị viêm giác mạc sợi phải thường xuyên mang theo lọ thuốc nhỏ mắt bên mình để dùng khi cần. Ban đêm, bạn có thể dùng thêm thuốc dạng mỡ để có tác dụng kéo dài. Bệnh nấm mắt có lây không?
Bệnh nấm sợi ở mắt dạng viêm giác mạc sợi không dễ chữa dứt điểm. Các bác sĩ lại không cùng một quan điểm điều trị. Có người dùng phương pháp lấy sợ (cộm) ra khỏi mắt, sau đó cho uống thuốc và nhỏ mắt; Có bác sĩ lại không cho lấy sợi, bảo làm vậy có thể làm sợi phát triển nhanh và phân nhánh thêm, chỉ cho uống thuốc và nhỏ mắt. Do đó, bạn nên thăm khám và điều trị ở các bệnh viện phòng khám uy tín và đúng chuyên khoa.
Ngoài ra trong sinh hoạt hằng ngày cần uống nhiều nước, bổ sung vitamin A nguồn dinh dưỡng tốt cho mắt từ trái cây và thực phẩm thịt. Mặc dù công việc liên quan đến việc sử dụng tài liệu tra cứu thường xuyên bắt buộc mắt hoạt động nhiều. Nhưng chị cố gắng cân bằng yếu tố công việc và nghỉ ngơi, đọc sách báo ở môi trường đủ ánh sáng tự nhiên khoảng cách nhìn hợp lý để tránh nhức mỏi mắt, tránh thức khuya, sử dụng điện thoại, laptop, tivi nhiều. Không nên ngồi phòng điều hòa cả ngày hay để hướng quạt trực tiếp thổi vào mắt. Khi đi ra ngoài nên đeo kính râm để tránh dị vật bay vào mắt hay ánh nắng có thể kích thích giác mạc.
Trong điều trị bệnh nấm sợi ở mắt, bạn còn phải tuân theo một số yêu cầu như sau:
- Không sử dụng máy tính hay xem tivi quá gần, quá lâu.
- Không thức khuya hay ngồi phòng máy lạnh suốt ngày.
- Ra đường luôn đeo kính mát hay kính bảo hộ để che chắn ánh nắng.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.