Cách chữa sỏi thận gây viêm đường tiết niệu

Sỏi thận về lâu dài có thể gây nên nhiều biến chứng trong đó phải kể đến là sỏi thận gây viêm đường tiết niệu. Bệnh gây đau đớn và khiến bệnh nhân vô cùng khổ sở.

Sỏi thận là bệnh gì?

Sỏi thận là hiện tượng các chất khoáng có trong nước tiểu lắng đọng ở thận, tình trạng này diễn ra trong khoảng thời gian dài tạo thành sỏi. Viên sỏi có kích thước nhỏ hay to lên đến vài cm tùy thuộc vào tình trạng bệnh.

Sỏi nhỏ có thể đi theo đường nước tiểu đẩy ra bên ngoài song những viên sỏi lớn sẽ di chuyển và cọ xát vào đường tiết niệu, từ đó gây ra các cơn đau lưng hay đi tiểu ra máu. Khi sỏi kẹt trong cuống đài thận sẽ làm giãn nở cũng như tác động đến hệ thống dây thần kinh thận cùng với vỏ thận khiến đau quặn thận… Các loại sỏi thận sẽ làm tắc nghẽn đường nước tiểu, khi tồn đọng gây ra sự viêm nhiễm, tích tụ trong thời gian dài dẫn đến hiện tượng xơ hóa đường tiểu, đồng thời làm suy giảm chức năng co bóp của đường tiệu, gây ra các lỗ rò nơi bàng quang và niệu quản làm thận bị suy yếu chức năng.

Sỏi thận gây viêm đường tiết niệu như thế nào?

Khi các chất cặn bã, các muối không tan lắng đọng tại thận hình thành sỏi. Khi viên sỏi nhỏ, dạng tù không có cạnh sắc và ở vị trí rộng rãi như bể thận sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng nào cho người bệnh trong thời gian đầu.

Tuy nhiên, khi viên sỏi dạng san hô nhiều cạnh sắc nằm ở thận, hoặc di chuyển từ thận xuống niệu quản, niệu đạo, chúng cọ vào niêm mạc thận, tiết niệu gây tổn thương tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm đường tiết niệu.

Khi sỏi thận gây viêm đường tiết niệu, bạn thường sẽ thấy bị đái buốt, đái rắt, nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ hoặc nâu, có mủ. Trường hợp viêm bàng quang thì bạn có thể đái đục cuối bãi.

Chẩn đoán và điều trị sỏi thận gây viêm đường tiết niệu

Chẩn đoán sỏi thận

Dựa vào bệnh sử, khám lâm sàng và xét nghiệm nước tiểu, các bác sĩ có thể xác định một người có đang bị sỏi thận hay không. Nếu cần thiết, bạn có thể phải chụp X-quang hoặc siêu âm bụng để xác định tình trạng bệnh một cách chính xác hơn. Những xét nghiệm này sẽ phát hiện ra hầu hết các loại sỏi, gồm: canxi, cystine và đá sỏi struvite. Tuy nhiên, phương pháp chụp X-quang không thể thấy sỏi thận acid uric hoặc những viên sỏi nhỏ. Thay vào đó, chụp CT đường tiết niệu là một phương pháp hiệu quả để chẩn đoán sỏi thận và tìm kiếm các rối loạn khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự như bệnh sỏi thận.

Nếu kết luận vẫn chưa rõ ràng, bác sĩ có thể sẽ làm thêm một xét nghiệm X-quang đặc biệt  như pyelogram tĩnh mạch, hoặc IVP. Trong xét nghiệm này, thuốc cản quang được dùng để tái tạo lại hình ảnh đường tiết niệu và tìm sỏi.

Chẩn đoán sỏi thận bằng cách chụp CT đường tiết niệu.

Điều trị sỏi thận gây viêm đường tiết niệu

Khi bị viêm đường tiết niệu do sỏi thận gây ra, thông thường bạn sẽ phải sử dụng các lọai kháng sinh diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, dùng loại kháng sinh nào với liều lượng bao nhiêu và dùng kéo dài bao lâu lại tùy thuộc vào từng bệnh cảnh cụ thể sau khi đã có kết quả thăm khám và xét nghiệm nước tiểu. Tuyệt đối không được sử dụng kháng sinh khi chưa có kết quả xét nghiệm nước tiểu. Ngoài ra, nếu sỏi thận gây viêm đường tiết niệu khiến bạn đau đớn quá, các bác sĩ có thể dùng các loại thuốc giảm đau như phenazopyridine (giảm đau khi tiểu), acetaminophen, ibuprofen để giảm đau.

Tuy nhiên, loại bỏ sỏi thận mới là nhiệm vụ hàng đầu của bạn vào lúc này. Theo đó, điều trị bệnh sỏi thận phụ thuộc vào kích thước và số lượng, vị trí của những viên sỏi thận. Hầu hết những viên sỏi thận nhỏ có thể đi tiểu ra tự nhiên mà không cần sự giúp đỡ của bác sĩ.

Cách đơn giản nhất để điều trị những viên sỏi thận nhỏ là uống nhiều nước để cơ thể tự thải ra. Bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc giúp giảm đau và thuốc kháng sinh nếu có dấu hiệu nhiễm trùng.

Nếu viên sỏi thận không thể tự thải ra ngoài, bạn phải đến bệnh viện để bác sĩ tiến hành các phương pháp trị sỏi thận khác bao gồm:

  • Soi niệu quản: các bác sĩ sẽ sử dụng một công cụ mỏng dài có kính quan sát để tìm sỏi. Công cụ này được đưa vào niệu đạo và bàng quang để đến niệu quản. Sau khi đã tìm thấy sỏi, các bác sĩ có thể gắp bỏ hoặc có thể phá vỡ chúng thành các phần nhỏ hơn bằng laser.
  • Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung (ESWL): đây là phương pháp dùng sóng xung kích để phá vỡ viên sỏi thành những mảnh nhỏ hơn để có thể thải ra.
  • Phẫu thuật lấy sỏi thận qua da: nếu viên sỏi thận quá lớn hoặc nằm ở vị trí không thể sử dụng phương pháp ESWL, bác sĩ có thể đề nghị tiến hành phẫu thuật để lấy chúng ra.

Sỏi thận gây viêm đường tiết niệu phải thực hiện chế độ ăn hợp lý

Những thói quen sinh hoạt sau đây có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến:

  • Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế;
  • Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý: hạn chế ăn mặn;
  • Uống nhiều nước, ít nhất là 1 – 2 lít một ngày;
  • Gọi cho bác sĩ của bạn nếu bạn cảm thấy triệu chứng nặng hơn.

Sỏi thận gây viêm đường tiết niệu khiến người bệnh đau đớn và khổ sở. Do vậy, ngay khi phát hiện bản thân mắc bệnh sỏi thận thì cần tiến hành loại bỏ sỏi ngay, tránh tình trạng bệnh diễn tiến nặng gây nên biến chứng nguy hiểm như viêm đường tiết niệu.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *