Ngoài các phương thuốc tây y, thì có nhiều người bệnh vẫn tin dùng các loại thuốc từ thiên nhiên để trị bệnh sỏi thận, trong đó có 3 cách chữa sỏi thận bằng quả dứa này.
Dù là dứa hay dứa dại thì trong loại quả này có chứa một số chất có lợi cho người bị bệnh sỏi thận. Cùng tìm hiểu nhé!
Quả dứa dại chữa bệnh sỏi thận
Theo Đông Y, không chỉ phần quả dứa dại, mà tất cả các bộ phận trên thân cây đều có tác dụng lớn trong việc điều trị sỏi thận, cụ thể như:
- Đối với quả dứa: Đem phơi khô để sử dụng. Tác dụng điển hình bổ huyết, thông khí, bổ tỳ vị, giải độc và đặc biệt tốt cho người bị kiết lỵ hay bị sỏi thận.
- Đọt dứa: Theo đông y, bộ phận này thường tính hàn, vị ngọt thanh, khi dùng có tác dụng tán nhiệt, giải độc, sinh cơ, chỉ huyết, tán sỏi, có thể sử dụng để đắp cho người bị gãy xương tác dụng rất tốt.
- Hoa dứa: Tính hàn, lành tính, trị hiệu quả các bệnh liên quan đến thận như đái buốt, viêm đường tiết niệu, tiểu bí, đái đục…
- Rễ dứa: Nhiều người thường sử dụng phần rễ nhô khỏi mặt đất để dùng, tuy nhiên, bộ phận nào của rễ dứa đều có tác dụng. Để tránh đất cát, bụi bẩn thì trước khi sử dụng cần phải rửa sạch.
Công dụng chữa bệnh của quả dứa
Quả dứa hay còn gọi là trái thơm, khóm,… được biết đến như một loại trái cây rất được ưa chuộng. Dứa có thể dùng trực tiếp hoặc ép lấy nước uống, vừa có công dụng giải khát vừa bổ sung nhiều dưỡng chất như vitamin C, vitamin B1, mangan, axit hữu cơ,…
Trong Đông y, quả dứa còn được biết đến như một loại món ăn – vị thuốc có công dụng chữa được nhiều bệnh, trong đó chữa sỏi thận bằng quả dứa rất hiệu quả.
Ngoài dùng quả dứa dại chữa bệnh sỏi thận thì theo lương y Vũ Quốc Trung, quả dứa (thơm, khóm,…) có vị chua, tính bình, có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Nước ép lá dứa và nước ép quả dứa chưa chín có tác dụng nhuận tràng, tẩy độc.
Ngoài ra, rễ dứa (thơm, khóm,…) còn có tác dụng lợi tiểu, chữa sỏi tiết niệu, tiểu tiện không thông,…
Chữa sỏi thận bằng quả dứa với 3 cách đơn giản
Bệnh nhân sỏi thận có thể áp dụng các cách chữa sỏi thận bằng quả dứa hiệu quả như sau:
Cách 1: Dùng dứa nướng ép lấy nước uống
- Lựa chọn một quả dứa hơi chín, gọt sạch vỏ bên ngoài và các mắt dứa để tránh gây ngộ độc khi ăn phải.
- Tiến hành khoét một lỗ ở giữa sao cho vẫn còn nắp đậy, cho ít phèn chua vào trong và đậy nắp lại.
- Đem lên bếp than nướng trực tiếp hoặc có thể sử dụng lò vi sóng để nướng đến khi mặt ngoài cháy vàng có mùi thơm.
- Lấy ra ép lấy nước uống chia làm 2 lần một sau khi thức dậy vào buổi sáng, và một vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Sau khoảng 3-5 ngày, sỏi thận sẽ được bào mòn và đưa ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng. Dùng dứa nướng chữa sỏi thận hiệu quả cho trường hợp sỏi có kích thước nhỏ hơn 10mm, cấu tạo đơn giản. Còn đối với các loại sỏi có kích thước lớn, phức tạp cần kết hợp các phương pháp điều trị y khoa khác mới đẩy lùi được bệnh.
Cách 2: Dùng nước ép dứa nướng trộn với trứng gà ta
- Để dùng dứa nướng chữa sỏi thận, chuẩn bị một quả dứa giữ nguyên vỏ bên ngoài, khoét một lỗ nhỏ vẫn giữ lại nắp đậy, bỏ vào đó một ít phèn chua.
- Đem cả quả lên trên bếp than nướng đến khi vỏ ngoài cháy đen vẫn còn mùi thơm của dứa.
- Lấy ra đem ép lấy nước đập thêm một quả trứng gà ta còn tươi, đánh đều dùng để uống.
- Sử dụng liên tiếp trong một tuần lễ, bệnh nhân sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện đáng kể.
Cách 3: Dùng quả dứa dại chữa bệnh sỏi thận
- Nướng quả dứa trên ngọn lửa cho cháy xém phần vỏ bên ngoài rồi ép lấy phần nước trộn cùng 1 quả trứng gà đã đánh nhuyễn. Nên uống liền từ 3 ngày và với liều lượng 2 lần 1 ngày sẽ thấy bệnh cải thiện đáng kể.
- Ngoài ra bạn có thể áp dụng cách lấy quả dứa, gọt hết vỏ, rồi khoét 1 lỗ 3 cm, sau đó cho vào 1 ít phèn chua vào và cắt hết phần trên của quả dứa để dùng làm nắp đậy. Sau đó, bạn bỏ quả dứa vào lò nướng, rồi nướng chín vàng và vắt lấy nước. Tối đi ngủ bạn uống 1 ly, mục đích để sỏi thận và bàng quang mềm ra, là cách làm tan sỏi thận khá hiệu quả.
Lưu ý: Chữa sỏi thận bằng quả dứa chỉ có tác dụng cho người bệnh mắc sỏi ở giai đoạn đầu, khi viên sỏi còn nhỏ, và cần kiên trì để điều trị. Đối với sỏi lớn thì tốt nhất vẫn nên đến chuyên khoa sỏi tại các bệnh viện để khám và có biện pháp điều trị thích hợp.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.