Điều trị cho trẻ bị bại não liệt tứ chi

Bại não liệt tứ chi là một dạng của bại não co cứng cơ, xuất hiện với tần suất 40-45% trong số các trường hợp bị bại não.

Bại não là cách gọi chung của tình trạng não bộ bị tổn thương trước hoặc sau khi sinh, dẫn đến khó khăn trong việc kiểm soát vận động của cơ, kiểm soát tư thế. Tùy vào mức độ, có thể có những khiếm khuyết về nghe, nhìn, nhận thức… đi kèm. Có ba thể bệnh bại não thường gặp là thể co cứng (bao gồm bại não liệt tứ chi), thể múa vờn hay loạn động và cuối cùng là thể thất điều.

Bại não liệt tứ chi là gì?

Bại não thể liệt co cứng chiếm 70-90% trong tổng số trường hợp bại não và được phân loại tùy theo vùng bị ảnh hưởng:

  • Bại não co cứng 2 chi dưới: 25 – 35%.
  • Bại não co cứng nửa người: 35 – 40%.
  • Bại não liệt tứ chi: 40-45%.

Bại não liệt tứ chi thường làm cho người bệnh bị cứng cơ, vì vậy khó thực hiện được các hoạt động như bình thường, đặc biệt là ở chân, cánh tay và lưng.

Bại não thể co cứng đặc trưng bởi sự gia tăng đề kháng ban đầu đối với lực kéo giãn nhưng sau đó giảm đột ngột. Tăng trương lực cơ là do tổn thương thần kinh vận động trên ở vỏ não gây tăng phản xạ gân xương.

Trương lực cơ là lực căng của cơ ở trạng thái nghỉ. Bình thường, ở trạng thái nghỉ cơ luôn chịu sức kéo từ hai đầu bám của nó, nên cơ luôn ở trạng thái trương lực nhất định. Trạng thái trương lực cơ này được duy trì nhờ có cơ chế điều hoà trương lực cơ từ phía hệ thần kinh trung ương. Ở trẻ bại não co cứng nặng, các cơ trong trạng thái đồng co cơ, nghĩa là tất cả các cơ ở chi và thân mình đều co cứng.

Sự đồng co cơ không được kiểm soát dẫn đến ngăn cản cử động xảy ra và không cho phép điều chỉnh tư thế. Sự đồng co cơ thường xảy ra ở phần gần hơn phần xa.

Trường hợp bại não liệt tứ chi rất khó phát triển được các phản ứng thăng bằng, nếu không có phương pháp phục hồi chức năng phù hợp thì phát triển cũng không hiệu quả, ví dụ trẻ có thể đưa tay ra bảo vệ mình khi ngã nhưng tay lại không có khả năng chịu lực khi chống xuống.

Điều trị bại não liệt tứ chi thể co cứng

Trẻ bại não thể co cứng nặng: Dùng thuốc giãn cơ kết hợp tập luyện phục hồi chức năng.

Trẻ bại não co cứng trung bình và nhẹ chỉ cần luyện tập phục hồi chức năng đúng phương pháp

Trẻ bại não co cứng trung bình và nhẹ chỉ cần luyện tập phục hồi chức năng đúng phương pháp, tuy nhiên cần đánh giá tình trạng chính xác trước khi luyện tập.

Tình trạng co cứng có thể được khắc phục nếu phát hiện sớm và điều trị một cách kiên trì bằng các phương án: tập vật lý trị liệu, dùng nẹp chỉnh hình, tiêm thuốc Botulinum Toxin A (có tác dụng làm giảm co cứng cơ). Thông thường, trẻ được điều trị phối hợp giữa các cách trên. Tuy nhiên, có những quan niệm sai lầm có thể ảnh hưởng đến việc điều trị, như phụ huynh sợ tiêm thuốc sẽ trả nhiều tiền mà không biết đây là loại thuốc thuộc danh mục được BHYT chi trả.

Sai lầm thứ hai là sau tiêm, phụ huynh lại sợ con đau nên để trẻ nghỉ ngơi lâu dài, trong khi những tháng đầu sau tiêm là thời điểm thuận lợi để các bài tập vật lý trị liệu phát huy hiệu quả tối ưu. Chỉ riêng thuốc thì không giúp điều trị co cứng mà phải được kết hợp với vật lý trị liệu.

Theo cử nhân vật lý trị liệu Lê Tường Giao, Trưởng Khoa Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi Đồng 1, việc điều trị cho trẻ bị co cứng cơ do bại não phải được duy trì cho đến tuổi trưởng thành (18 tuổi), chú trọng nhất trong giai đoạn dưới 5 tuổi và giai đoạn dậy thì. Đây là hai giai đoạn cơ thể trẻ tăng trưởng nhiều nhất.

Chăm sóc trẻ bại não liệt tứ chi đúng cách

Cha mẹ nên tìm tìm kiến thức về chế độ chăm sóc trẻ em bị bại não đặc biệt, cung cấp đủ dinh dưỡng, đủ ánh sáng, được giao tiếp với các trẻ khác và người lớn.

Đối với những trường hợp trẻ xuất hiện các triệu chứng quá nặng của bại não, khiến các cơ bị co rút thì bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ một số nhánh thần kinh ở lưng để khắc phục tình trạng co rút các cơ. Các phương pháp phục hồi chức năng sau đó sẽ giúp trẻ phục hồi các chức năng, tăng vận động các cơ, để trẻ có thể tiến tới các mốc vận động bình thường và phòng ngừa sự biến dạng.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng cho trẻ sử dụng các loại thuốc có tác dụng làm giảm sự co cứng cơ, giảm các triệu chứng hay cử động bất thường.

Tạo thuận các vận động chức năng và kích thích sự phát triển vận động thô theo các mốc: lẫy, ngồi, bò, quỳ, đứng, đi. Hoàn thành mốc vận động trước rồi mới đến mốc vận động sau.

Đối với những trường hợp trẻ xuất hiện các triệu chứng quá nặng của bại não, khiến các cơ bị co rút thì bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện phẫu thuật

Tăng cường khả năng độc lập trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày như: ăn uống, đánh răng, rửa mặt, tắm, đi vệ sinh, mặc quần áo.

Kích thích giao tiếp sớm và phát triển ngôn ngữ, tư duy.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *