Quai bị biến chứng viêm não là một trong những bệnh xuất hiện khi người bị quai bị không điều trị bệnh dứt điểm. Việc phớt lờ cũng như không tìm hiểu kỹ bệnh là nguyên nhân khiến tình trạng bệnh ngày càng xấu đi thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Quai bị biến chứng viêm não – nguyên nhân do đâu, nguy hiểm như thế nào?
Quai bị biến chứng viêm não là một trong nhiều bệnh có thể xảy ra do điều trị không dứt điểm quai bị. Mặc dù đây chỉ là bệnh truyền nhiễm thông thường do virus gây ra ở tuyến nước bọt, tuy nhiên lại cực kỳ dễ lây lan với tốc độ nhanh chóng. Hơn nữa các triệu chứng của quai bị cũng không mấy nghiêm trọng. Bởi vậy mà nhiều người xem nhẹ dẫn đến hậu quả đáng tiếc sau này.
Một trong những hậu quả đáng tiếc có thể kể đến là quai bị biến chứng viêm não. Biểu hiện của quai bị biến chứng viêm não có thể kể đến như tính tình dần bị thay đổi, luôn cảm thấy khó chịu, bứt rứt, nhức đầu. Lâu dần có biểu hiện co giật, thị giác và tri giác bị rối loạn do thần kinh bị tổn thương, úng tủy dẫn đến đầu bị to.
Bên cạnh đó, quai bị biến chứng viêm não làm tổn thương hệ thần kinh nên có thể dẫn đến điếc, thị lực giảm, thần kinh đa rễ bị viêm, và nhiều bệnh về thần kinh khác. Dù là người trưởng thành hay trẻ em thì quai bị biến chứng viêm não cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Bên cạnh quai bị biến chứng viêm não thì những bệnh nguy hiểm khác cũng do quai bị gây ra có thể kể đến như:
- Gây vô sinh ở nam: Do quai bị khiến tinh hoàn bị viêm hoặc teo. Nhiều trường hợp tinh hoàn có biểu hiện đau, sưng to, mào tinh bị phù. Biểu hiện của bệnh như viêm và sốt khoảng 3 – 7 ngày. Và khoảng 50% bị teo tinh hoàn khi bệnh chấm dứt.
- Quai bị có gây vô sinh ở nữ không là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Thật ra, có khoảng 7% nữ giới bị viêm buồng trứng khi mắc quai bị. Điều này cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản tuy nhiên không nghiêm trọng như ở nam giới.
- Mặc dù không gây vô sinh ở nữ giới nhưng nếu trong thời gian ba tháng đầu của thai kỳ, người mẹ bị mắc quai bị thì nguy cơ bị sẩy thai hoặc thai nhi bị dị dạng. Còn nếu mẹ bị mắc bệnh trong vòng 3 tháng cuối thì bị lưu thai hoặc sinh non.
- Khi bị quai bị và không được điều trị đúng cách sẽ khiến một vùng phổi không có đủ máu nuôi dưỡng. Thiếu dưỡng chất khiến mô phổi vùng đó bị hoại tử gây ra nhồi máu phổi. Đối với nam giới tình trạng này có thể xuất hiện sau tình trạng viêm tinh hoàn.
Nói tóm lại, ngoài quai bị biến chứng viêm não thì sẽ kèm thêm nhiều bệnh nguy hiểm khác như: quai bị biến chứng viêm tụy, vô sinh,… nếu như bạn không tìm hiểu về bệnh cũng như lơ là trong cách điều trị bệnh. Hơn nữa, để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như gia đình, thì tốt nhất bạn đọc nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để phòng bệnh trước.
Quai bị biến chứng viêm não có thể phòng ngừa được nếu bệnh quai bị được kiểm soát.
Quai bị biến chứng viêm não có phòng ngừa được không?
Quai bị biến chứng viêm não hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu như bạn chủ động phòng tránh trước. Đối với trẻ em thì cách tốt nhất là tiêm phòng, đối với những đối tượng có sức đề kháng kém và không rõ mình có bị bệnh hay chưa thì nên cẩn thận, tuyệt đối không tiếp xúc quá gần với người bệnh. Và lưu ý phải lập tức tiêm phòng nếu như tiếp xúc với người bệnh (không quá 72 giờ).
Một số lời khuyên giúp phòng cũng như hạn chế diễn tiến xấu của bệnh bao gồm:
- Vệ sinh môi trường sống xung quanh. Nhà ở cần được quét dọn cho thông thoáng. Phun ULV, xông hơi nóng hoặc tia cực tím ở những không gian kín để ngăn ngừa bệnh quai bị.
- Ngay lập tức cách ly người bệnh để tránh bệnh quai lây lan trong tình trạng không kiểm soát. Người bệnh cần hạn chế không đi đến những nơi đông người như trường học, nơi làm việc.
- Người khỏe mạnh cần hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Không dùng chung đồ vệ sinh cá nhân và những dụng cụ ăn uống.
- Cần lau dọn nhà cửa sạch sẽ, nhất là những nơi mà người bệnh thường xuyên tiếp xúc.
- Chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu dùng để điều trị bệnh quai bị. Việc điều trị có thể hết bệnh nhưng không đảm bảo người bệnh sẽ an toàn trước những biến chứng do bệnh này gây ra. Vì vậy phương án tốt nhất là phòng ngừa trước bệnh bằng tiêm phòng. Quai bị được tiêm phòng 3 trong 1 với thủy đậu và rubella. Bạn có theo dõi lịch tiêm phòng ở địa phương để đưa trẻ đi khám.
Dưới đây là thông tin về tiêm phòng quai bị cho trẻ em và người lớn mà bạn có thể tham khảo:
Đối với trẻ em 9 – 12 tháng tuổi. Số lần tiêm phòng là ba lần:
- Lần 1 khi trẻ được 9 tháng tuổi.
- Lần 2 cách lần thứ nhất 1 tháng.
- Lần 3 trong giai đoạn trẻ từ 4 – 12 tuổi.
Đối với trẻ em 12 tháng – 5 tuổi. Số lần tiêm phòng là hai lần:
- Lần 1 khi trẻ 12 tháng tuổi.
- Lần 2 trong giai đoạn trẻ 4 – 12 tuổi.
Đối với trẻ em từ 5 tuổi trở lên và người lớn thì chỉ cần tiêm một lần duy nhất. Trên đây là một số thông tin tham khảo về quai bị biến chứng viêm não cũng như cách phòng bệnh. Khuyên bạn đọc nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và giải đáp thắc mắc tốt nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.