Thực đơn cho bé mọc răng đầy đủ và khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ vượt qua giai đoạn mọc răng một cách khỏe mạnh. Việc này tuy dễ dàng nhưng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sự phát triển của bé.
Ba mẹ hãy cùng bé vượt qua giai đoạn mọc răng một cách khỏe mạnh và vui vẻ bằng thực đơn cho bé mọc răng đầy đủ dinh dưỡng qua những chia sẻ dưới đây nhé.
Vì sao bổ sung đủ dinh dưỡng trong giai đoạn mọc răng đóng vai trò quan trọng
Trẻ thường mọc răng vào khoảng 6-10 tháng tuổi, có trẻ mọc sớm hơn từ 3 tháng tuổi và cũng có một số bé bắt đầu mọc răng muộn khi hơn 1 tuổi. Dù ở lứa tuổi nào thì giai đoạn mọc răng cũng đóng vai trò quan trọng, khi bé chuẩn bị bước vào thời kỳ ăn dặm. Thực đơn cho bé mọc răng bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ đóng vai trò quan trọng vì:
Cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cho sự phát triển dài lâu
Trẻ thường biếng ăn trong giai đoạn mọc răng do nướu sưng tấy đỏ, chảy nước miếng liên tục và cơ thể khó chịu do ngứa răng, nóng sốt… Trong vòng 1 tuần kể từ lúc có dấu hiệu mọc răng, trẻ bú không nhiều, ăn không ngon và mất ngủ vào ban đêm do quấy khóc… khiến sức khỏe yếu và sút cân.
Vì vậy ba mẹ cần thiết kế một thực đơn cho bé mọc răng đầy đủ và cân đối các chất như vitamin và khoáng chất để bảo đảm cho răng trẻ phát triển khỏe mạnh, cấu trúc khung xương và răng chắc khỏe, chiều cao được phát triển tối đa nhất.
Hạn chế những nguy cơ mắc những bệnh về răng miệng sau này
Thực đơn cho bé mọc răng khoa học còn giúp cân bằng và cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, giúp trẻ có một sức khỏe răng miệng tốt, ít có nguy cơ bị sâu răng và mắc những bệnh răng miệng về sau. Đặc biệt việc bổ sung canxi vào đúng thời điểm giúp trẻ tăng trưởng toàn diện giai đoạn đầu khi bắt đầu mọc những răng sữa đầu tiên cũng là cách mẹ xây dựng cho con cả một tương lai rộng mở về sau.
Nếu cha mẹ không áp dụng một thực đơn khoa học cho con trong giai đoạn mọc răng, trẻ sẽ dễ bị còi xương, rụng tóc sau gáy, chậm mọc răng, tay chân cong, đi vòng kiềng… Thực đơn cho bé mọc răng hoàn toàn dễ thực hiện, không những giúp ích cho sự phát triển của trẻ mà còn giúp kích thích cho trẻ ăn ngon miệng hơn, từ đó vượt qua giai đoạn mọc răng 1 cách dễ dàng và khỏe mạnh.
Thực đơn đầy đủ cho trẻ khi bước vào giai đoạn mọc răng
Thực đơn nên đảm bảo đầy đủ các chất thiết yếu như:
Thực phẩm có chứa nhiều canxi, chất khoáng như sữa, phô mai, cua ốc, tôm, tép, cá, và các sản phẩm từ sữa (sữa chua hoặc phô mai)…để giúp răng và xương chắc khỏe.
Ăn rau xanh và hoa quả để bổ sung thêm khoáng chất, mẹ có thể lấy từ hoa quả tươi ép thành nước hoặc xay cả bã.
Ngoài ra không thể thiếu những yếu tố như đường, đạm, tinh bột, chất béo từ thịt và trứng. Nếu trẻ đã biết ăn dặm thì mẹ nên chia nhỏ thành 6-8 bữa mỗi ngày, không nên ép trẻ ăn quá nhiều vì trong giai đoạn này trẻ cần nhất là sữa mẹ.
Mẹ nên cho bé bú khoảng 500-800ml mỗi ngày, nếu không đủ sữa thì mẹ có thể cho con uống thêm sữa ngoài bằng muỗng, bình sữa hay ca tập uống. Việc cho trẻ nhai ti giả có thể giúp giảm ngứa răng nhưng mẹ cũng nên hạn chế, vì nếu trẻ bị nghiện ti giả sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của răng sữa.
Thực đơn cho trẻ mọc răng cần được chế biến kỹ lưỡng và đa dạng
Trong giai đoạn này răng bé đang mọc nên nướu răng sưng tấy khiến bé đau khó chịu, vì thế những thực phẩm phải được nấu chín mềm hoặc xay nhuyễn. Với thịt, cá thì mẹ nên băm nhuyễn mềm nếu trẻ ăn dặm tốt, sau đó sử dụng nước mát để uống kèm để dịu đi cơn đau và giúp trẻ dễ nuốt hơn.
Với những bé mọc răng chậm khi trên 12 tháng tuổi, mẹ nên xay cháo và trộn với nước hoặc nước hoa quả để tăng vị ngọt. Mách mẹ rằng khoai tây nghiền, lòng đỏ trứng gà hay cháo ngũ cốc…là những thực phẩm được trẻ ăn dặm ưa thích nhất.
Thực đơn cho bé mọc răng ngoài những thực phẩm thông thường, mẹ có thể cho bé ăn thêm các loại bánh ăn dặm. Bánh này được chuyên dùng cho bé mọc răng, khi cho vào miệng sẽ mềm ra và dễ nuốt, ngoài ra chứa rất ít đường và không có chất bảo quản.
Ngoài chế độ ăn uống điều độ, ba mẹ cũng cần chú ý thiết lập cho con chế độ sinh hoạt khoa học trong giai đoạn mọc răng:
Tránh những thói quen xấu như mút ngón tay, nghiện ngậm ti giả, ngủ sấp, mím môi… vì chúng dễ khiến răng sữa mọc lệch.
Để giúp trẻ tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn, mẹ nên cho bé vận động và chơi đùa dưới nắng sớm ( từ 7-8 giờ) khoảng 30 phút mỗi ngày.
Thường xuyên ôm ấp và nói chuyện với trẻ để trẻ cảm thấy an tâm hơn, quên mất nỗi đau răng đang âm ỉ.
Khi có những triệu chứng hoặc dấu hiệu nặng hoặc khác với mọc răng sữa, ba mẹ nên đưa ngay con đến bác sĩ để thăm khám.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.