Âm hộ có chức năng gì?

1. Vị trí của Âm hộ

Âm hộ là một cấu phần trong hệ thống cơ quan sinh dục nữ, đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành cơ chế sinh sản, sinh lý của nữ giới. Âm hộ và các bộ phận khác trong bộ phận sinh dục nữ đều nằm trong phần dưới cùng của bụng xuống đến đáy chậu, dưới ruột, trước hậu môn.

2. Cấu tạo của Âm hộ

Âm hộ, hay còn gọi là cửa mình, nằm bên phía trong thành môi nhỏ, ngay phía dưới lỗ niệu đạo và phía trên hậu môn, là cửa dẫn kết nối với một loạt các cấu phần khác của cơ quan sinh sản nữ:

Cấu trúc của âm hộ bao gồm:

2.1. Phần xương mu

Là phần tích tụ của mô mỡ dưới da nhô cao ngay bên trên âm hộ, nằm xung quanh môi lớn (môi ngoài). Đến tuổi dậy thì, lông mu bắt đầu mọc và bao phủ phần mu, khu vực này còn được gọi là Ngọn đồi Vệ nữ.

Cấu tạo của âm hộ

2.2. Môi lớn (các nếp gấp phía ngoài)

Môi lớn là hai lớp da kéo dài xuống dưới từ gò Vệ nữ xuống vị trí trước hậu môn. Cùng với môi nhỏ môi lớn tạo thành lớp môi âm hộ có tác dụng che chắn bảo vệ toàn bộ phần trong của hệ sinh sản phụ nữ.

2.3. Môi bé (các nếp gấp phía trong)

Là hai lớp da ở hai bên cửa âm đạo của âm hộ, nằm ngay giữa môi lớn. Môi nhỏ có sự khác biệt rất nhiều về kích thước, màu sắc, và hình dạng đối với từng cá nhân. Một số người có thể còn có môi nhỏ nhô ra cao hơn cả môi lớn, hoặc môi bé bên to bên nhỏ; tất cả đều hoàn toàn bình thường và không hề ảnh hưởng tới sức khỏe.

2.4. Phần ngoài âm vật

Âm vật gồm quy đầu âm vật và mui âm vật, kết cấu từ một khối mô cứng khoảng 1,5 cm nằm ở giữa và phía trên của âm hộ. Đầu âm vật được che một phần bởi nơi hai môi nhỏ hợp lại nằm ngay trên niệu đạo.

Do tập trung khoảng 8000 đầu dây thần kinh nên âm vật là cơ quan nhạy cảm nhất trên cơ thể người phụ nữ.

2.5. Lỗ niệu đạo

Lỗ niệu đạo còn có tên gọi khác là cửa niệu đạo. Là chỗ thoát của nước tiểu từ bàng quang qua ống dẫn tiểu ra bên ngoài. Lỗ này nằm ngay trên cửa âm đạo, và dưới âm vật tầm 2cm. Ống dẫn tiểu dài khoảng 3-5cm, nằm dọc theo bên trong tường của âm đạo.

2.6. Âm đạo

Có hình ống dài nối từ cửa mình bên ngoài vào tử cung tử cung bên trong. Âm đạo là bộ phận có tính đàn hồi cao, có khả năng co giãn gấp nhiều lần so với kích thước bình thường để hỗ trợ cho việc quan hệ tình dục, mang thai và sinh nở; tất cả đều được thực hiện qua âm đạo.

2.7. Màng trinh

Màng trinh là một tấm màng mỏng nằm trong cửa âm đạo, cách cửa âm đạo từ 1-2cm.

Màng trinh không có tác dụng gì đặc biệt, ngoại trừ ý nghĩa là phần dư sót lại trong thời kỳ thai nhi phát triển. Tùy theo cấu tạo cơ thể mỗi người mà một số ít bạn gái khi sinh ra đã không có màng này.

Trong giai đoạn dậy thì, các cơ quan sinh sản bao gồm cả âm hộ sẽ liên tục biến đổi để đáp ứng với sự thay đổi estrogen và các nội tiết tố khác. Biểu hiện ở việc môi nhỏ phát triển và mở rộng hơn, phần xương mu cũng mọc nhiều lông mu dày hơn. Về tổng thể màu sắc âm hộ ở lứa tuổi thiếu nữ đến trưởng thành có thể thay đổi từ hồng nhạt đến nâu đỏ hoặc nâu sẫm, tùy vào cơ thể của mỗi người.

3. Chức năng của Âm hộ

Chức năng của âm hộ rất đa dạng, có vai trò quan trọng đối với hoạt động sinh sản, sinh lý của nữ giới. Một số chức năng chính có thể kể đến:

  • Là “cửa mình” giúp che chắn, bảo vệ hệ thống cơ quan sinh dục, sinh sản quan trọng của nữ giới ( môi lớn, môi bé, âm vật, âm đạo, tử cung..)
  • Toàn bộ cấu phần của âm hộ là trung tâm của cơ quan sinh sản, cũng là nơi nhạy cảm nhất của người phụ nữ giúp tạo cảm giác khi quan hệ tình dục. Khi được kích thích, chức năng của âm hộ là tiết ra các tuyến nhờn, tuyến dịch âm đạo giúp hỗ trợ cho quá trình quan hệ tình dục thuận lợi hơn.
  • Các chất nhờn tiết ra từ các cơ quan bên trong âm hộ giúp làm sạch vùng kín, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, giúp bảo vệ âm đạo được sạch sẽ.
  • Thông qua đường âm đạo, các bác sĩ phụ khoa có thể khám cơ quan sinh dục trong và ngoài của phụ nữ để đánh giá tình trạng sức khỏe phụ khoa, xác định cụ thể ngày rụng trứng.

Tuy âm hộ là một bộ phận nhỏ bé nhưng lại giữ chức năng tối quan trọng đối với chị em phụ nữ. Cùng với tử cung, nó cũng có quyền lực “tạo ra cuộc sống” và là cơ quan giúp tạo ra khoái cảm tình dục cho loài người.

4. Các bệnh thường gặp

  • Viêm âm đạo

5. Những vấn đề cần lưu ý

Những vấn đề cần lưu ý

Những khách hàng nếu cảm thấy khu vực sinh sản có các triệu chứng như: Ngứa, đau rát vùng kín, chảy máu âm đạo bất thường, dịch âm đạo vón cục, có màu lạ..v.v.  thì nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn cụ thể.

Các chị em nên tranh thủ tầm soát, sàng lọc để sớm phát hiện các dấu hiệu bệnh. Càng sớm chữa trị thì khả năng khỏi bệnh sẽ cao hơn. Việc phòng ngừa và tầm soát trước các nguy cơ không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe sinh sản mà còn giúp phụ nữ an tâm, khỏe mạnh và tự tin hơn trong cuộc sống.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *