Những biến chứng nguy hiểm bệnh cúm mùa mà bạn cần biết

Bệnh cúm mùa thường được gọi là cúm, tiến triển bệnh thường lành tính nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn nếu không chữa đúng hoặc ở những người vốn có tiền sử bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch.

Các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp ở nước ta là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Vậy biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mùa là gì và làm gì để phòng bệnh?

Triệu chứng của cúm mùa

Triệu chứng ban đầu của cúm có vẻ giống như cảm lạnh thông thường, đi kèm với sổ mũi, hắt hơi, đau họng. Tuy nhiên, cảm lạnh thường phát triển chậm, trong khi cúm có xu hướng phát triển đột ngột. Dấu hiệu thường gặp của cúm như là:

  • Sốt mê man trên 38 độ C.
  • Đau cơ bắp.
  • Cảm giác ớn lạnh.
  • Đau đầu.
  • Ho khan.
  • Mệt mỏi không khỏe.
  • Nghẹt mũi.
  • Đau họng.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Hầu hết những bệnh nhân bị cúm có thể điều trị tại nhà, nhưng nếu bệnh chuyển biến theo chiều hướng xấu và có khả năng xuất hiện các biến chứng thì người bệnh nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ. Uống thuốc kháng vi rút có thể rút ngắn thời gian mắc bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng của cúm.

Đường lây truyền của cúm mùa

Vi rút cúm có thể phát tán trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện bắn nước bọt và lây truyền sang cho người khác.

Khả năng lây truyền của vi rút cúm thậm chí có thể diễn ra trước khi bệnh nhân có triệu chứng của bệnh. Các chủng vi rút cúm thường xuyên thay đổi hàng năm nên các kháng thể trong cơ thể người không thể chống lại sự tấn công của cúm nếu không được tăng cường.

Những người có nguy cơ cao mắc cúm mùa

Yếu tố có thể làm tăng khả năng nhiễm vi rút cúm mùa hoặc các biến chứng của nó thường ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

Độ tuổi: Cúm mùa có xu hướng tập trung vào nhóm trẻ dưới 12 tuổi và người trên 65 tuổi.

Cúm mùa có xu hướng tập trung vào nhóm người trên 65 tuổi.

Điều kiện sống hoặc làm việc: Những người sống và làm việc ở những nơi tập trung đông người như viện dưỡng lão, doanh trại quân đội thì có nguy cơ bị cúm cao hơn.

Những người có hệ miễn dịch yếu: Bệnh nhân đang điều trị ung thư, bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống thải ghép, bệnh nhân HIV/AIDS có nguy cơ mắc cúm hoặc có những biến chứng cảm cúm cao hơn do hệ miễn dịch của họ bị suy yếu.

Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường có thể tăng nguy cơ biến chứng cúm.

Nếu sử dụng thuốc Aspirin dưới 19 tuổi có nguy cơ cao mắc hội chứng Reye nếu bị nhiễm cúm – một hội chứng gây sưng tấy trong gan và não. Tuy hội chứng này rất hiếm gặp nhưng rất trầm trọng nếu mắc phải và có tỷ lệ tử vong rất cao.

Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai nếu bị nhiễm vi rút cúm thì có nhiều khả năng phát triển các biến chứng, đặc biệt là mẹ bầu ở tháng thứ hai và thứ ba hoặc sản phụ sau 2 tuần sinh con cũng có nhiều khả năng chuyển biến biến chứng liên quan đến cúm.

Biến chứng của cúm mùa

Với cơ thể khỏe mạnh và ở độ tuổi trẻ có sức đề kháng, cúm mùa thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng mà nó chỉ mang lại cảm giác khó chịu, mệt mỏi trong vài ngày rồi sẽ tự khỏi sau 1 hoặc 2 tuần nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ và những người thuộc nhóm có nguy cơ thì một khi nhiễm vi rút cúm có thể có những biến chứng khác như viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn, nhiễm trùng tai và có thể tử vong.

Vì cúm mùa thường xuất hiện các biểu hiện thông thường như khó chịu, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi và sau đó tự hồi phục nên rất nhiều người nghĩ bệnh này hoàn toàn không đáng sợ.

Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải chú ý theo dõi để tránh các biến chứng do vi rút cúm gây ra. Khi có các biểu hiện ho tăng lên, sốt tăng, tức ngực, khó thở mặc dù đã được dùng các loại thuốc cảm cúm thông thường thì cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Những biến chứng của bệnh cúm như viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễni và có thể tử vong.

Phòng ngừa cúm mùa như thế nào?

Đối với bệnh cúm, phòng ngừa chủ động được xem là cách thức hữu hiệu nhất. Những cách phòng ngừa cúm cần thực hiện đó là:

  • Rửa tay sạch sẽ và thường xuyên là một cách hiệu quả để ngừa nhiều bệnh nhiễm trùng thông thường. Hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn nếu xà phòng và nước không có sẵn.
  • Che miệng và mũi khi hắt hơi hoặc ho để tránh làm nhiễm bẩn bàn tay của bạn, hoặc ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy, vào khu vực bên trong khuỷu tay của bạn tránh làm lây nhiễm bệnh.
  • Tránh tụ tập tham gia vào đám đông trong mùa cao điểm của cúm. Do bệnh dễ dàng lây lan bất cứ nơi nào mọi người tụ tập, trong các trung tâm giữ trẻ em, trường học, tòa nhà văn phòng và giao thông công cộng.
  • Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh cúm.
  • Trong trường hợp bị nhiễm vi rút cúm, hãy ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi cơn sốt của bạn giảm bớt để phòng tránh lây nhiễm cho người khác.

Tiêm vắc-xin cúm mùa.

Trong đó, tiêm vắc-xin là phương pháp phòng ngừa cúm mùa hiệu quả nhất. Theo trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh ở Hoa Kỳ cho biết, tất cả chúng ta nên được tiêm phòng để ngừa cúm, độ tuổi thực hiện tiêm chủng cho trẻ em từ 6 tháng tuổi.

Như vậy, bệnh cúm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm tới người mắc nếu không được điều trị. Do đó, mỗi người hãy tự bảo vệ sức khỏe bằng các biện pháp phòng ngừa bệnh nhé.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *