Thai nhi nặng bao nhiêu thì nên sinh mổ?

Các bác sĩ thường sẽ luôn đưa ra lời khuyên mẹ nên sinh tự nhiên để đảm bảo sức khỏe và sức đề kháng tốt nhất cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, một số trường hợp thai quá to thì người mẹ sẽ được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn. Vậy thai nhi nặng bao nhiêu thì nên sinh mổ?

Để trả lời câu hỏi thai nhi nặng bao nhiêu thì nên sinh mổ thì các mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Thai nhi nặng bao nhiêu thì nên sinh mổ?

Đối với những em bé có cân nặng bình thường từ 2,8 tới khoảng 3,7kg thì sinh thường chính là phương pháp sinh tốt nhất. Còn đối với những trường hợp cân thai nhi nặng hơn 3,8kg và sức khỏe người mẹ không đảm bảo khả năng sinh thường thì bác sĩ sẽ khuyên sinh mổ để đảm bảo an toàn.

Thai nhi nặng bao nhiêu thì nên sinh mổ thì câu trả lời là khi thai to, nặng hơn 3,8 kg thì nên sinh mổ.

Tuy nhiên, sinh mổ hay thường tốt hơn còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác bao gồm: sức khỏe mẹ bầu, khung xương chậu của mẹ bầu, ngôi thai, độ mở của cổ tử cung. Nên cũng có những trường hợp em bé 4kg vẫn chào đời bằng sinh tự nhiên khỏe mạnh, còn một số bé 3kg lại được bác sĩ mổ lấy thai do sức khỏe mẹ không phù hợp để sinh.

Thai nhi nặng bao nhiêu thì nên sinh mổ thì nhìn chung khi mẹ bầu sinh mổ phần lớn là do cân nặng bé quá to, khung xương bé phát triển dài không tạo điều kiện thuận lợi cho việc rặn đẻ của mẹ.

Thế nào gọi là thai to?

Cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh nước ta nằm trong khoảng 3.000 – 3.200g, nặng hơn so với những năm có chiến tranh trước đây (chỉ từ 2.800 – 3.000g).

Còn đối với các nước phương Tây, thai nhi phải từ 4.000g trở lên mới gọi là thai to hay thừa cân.

Ở nước ta, các bác sĩ sản khoa cho rằng cơ thể phụ nữ Việt Nam nhỏ bé nên thai nhi trên 3.500g đã được đánh giá là to.

Cơ thể phụ nữ Việt Nam nhỏ bé nên thai nhi trên 3,5 kg đã được đánh giá là to.

Thai to sẽ có những biến chứng gì xảy ra?

Theo thống kê, có gần 3,5% các bà mẹ gặp phải biến chứng nhẹ đến nặng khi sinh mà thai to. Trong đó những nguy hiểm mẹ phải đối mặt như chảy máu và vỡ tử cung, sản giật.

Vì mang thai to, tử cung phải giãn căng quá gây đờ tử cung và nếu tử cung không thể hồi phục lại sẽ gây vết thương nội, máu chảy khó kiểm soát, dẫn tới tử vong.

Ngoài ra, một tai biến khác chính là hiện tượng tắc mạch ối. Tình trạng ày rất hiếm gặp và là một tai biến bất khả kháng dễ xảy ra rất đột ngột, không thể tiên lượng trước. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ.

Những trường hợp nào mẹ bắt buộc phải sinh mổ?

Ngoài câu hỏi “thai nhi nặng bao nhiêu thì nên sinh mổ” thì nhiều bà mẹ cũng thắc mắc còn những trường hợp nào khác phải sinh mổ không?

Xương chậu nhỏ hoặc biến dạng

Đối với những mẹ có khung xương chậu nhỏ hoặc biến dạng bại liệt, từng có tiền sử bị gãy xương chậu hoặc vóc dáng cơ thể vốn lùn thì sẽ bắt buộc phải mổ lấy thai để đề phòng tình huống bé không thể trườn người ra khỏi xương chậu của mẹ.

Mẹ bầu tiền sử cao huyết áp, bệnh tim

Bà bầu bị bệnh cao huyết áp hoặc bị bệnh tim đều có nguy cơ gặp phải tình trạng tiền sản giật, phù thận trong thời điểm chuyển dạ.

Không chỉ thế, thai nhi nặng bao nhiêu thì nên sinh mổ thì trước khi sinh thì bác sĩ sẽ cho lời khuyên, đánh giá khả năng sinh thường của mẹ và nếu có nguy cơ cao xảy ra biến chứng khi sinh thường thì mẹ sẽ được chỉ định mổ để đảm bảo an toàn.

Thai nhi có vị trí bất thường

Thông thường vị trí của thai nhi vào những tuần cuối thai kỳ là đầu bé sẽ quay xuống dưới, mặt úp vào phía trong bụng mẹ. Tuy nhiên, vì lý do nào đó mà nhiều bé đến tận ngày sinh vẫn không chịu quay đầu, thậm chí là ngôi thai ngang dẫn tới khó khăn cho quá trình sinh thường. Những trường hợp bất thường về ngôi thai này thường phải đẻ mổ.

Những trường hợp như ngôi thai ngang dẫn này thường bác sĩ khuyên phải đẻ mổ.

Đã từng sinh mổ

Theo thống kê cho thấy, có tới hơn 90% phụ nữ đã từng sinh mổ lần trước đó sẽ tiếp tục sinh mổ lần 2. Nếu để sinh thường, mẹ bầu có thể đối mặt nguy cơ bị vỡ tử cung và gây băng huyết nguy cấp.

Trước khi có ý định mang thai lần tiếp theo, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để nhận được lời khuyên thai nhi nặng bao nhiêu thì nên sinh mổ và về cách sinh phù hợp với mình.

Nhau bong non

Nhau bong non là hiện tượng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu mẹ sinh thường. Chỉ có thể phát hiện ra các dấu hiệu nhau bong ở cuối tam cá nguyệt thứ ba và trong quá trình chuyển dạ. Trường hợp nguy hiểm nhất là khi nhau bong non sẽ ngăn cản sự truyền oxi qua nhau thai và khiến bé chết lưu do bị ngạt trước khi chào đời.

Chuyển dạ kéo dài

Thời gian chuyển dạ kéo dài hơn 24 tiếng mà cổ tử cung vẫn chưa mở đủ kích thước thì khả năng bà bầu sinh mổ rất cao. Nếu vì một lý do nào đó mà cuộc chuyển dạ kéo dài thì bác sĩ có thể sẽ can thiệp bằng thuốc kích thích chuyển dạ hoặc thủ thuật hay phẫu thuật để lấy thai ra.

Thai nhi nặng bao nhiêu thì nên sinh mổ thì trường hợp thai nhi to, bé trên 3,8kg thì bác sĩ sẽ tư vấn sinh mổ. Một số trường hợp các bác sĩ sẽ căn cứ them nhiều yếu tố để có lời khuyên tốt nhất cho mẹ và bé nhé.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *