Thực phẩm có phải là nguyên nhân chính khiến trẻ bị dậy thì sớm

Thức ăn là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ, lựa chọn thực phẩm đúng cách có thể giúp trẻ phát triển tốt nhưng việc ăn uống không khoa học cũng gây ra nhiều nguy hiểm, đặc biệt là gây ra tình trạng dậy thì sớm ở trẻ.

Theo những khuyến cáo của bác sĩ thì tình trạng dậy thì sớm đang gia tăng hiện nay là một phần lớn là do tác dụng phụ của việc ăn uống không đúng cách, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hormone sinh dục của trẻ, từ đó thiết lập 1 chế độ dinh dưỡng an toàn và phù hợp. 

Thực phẩm có phải là nguyên nhân chính khiến trẻ bị dậy thì sớm?

Dậy thì sớm là biểu hiện của việc xuất hiện những đặc tính sinh dục thứ phát sớm hơn bình thường như nữ xuất hiện ngực, huyết trắng, kinh nguyệt, lông vùng kín hoặc nam phát triển tinh hoàn, dương vật…) Hiện nay tình trạng dậy thì sớm diễn ra khá phổ biến và độ tuổi dậy thì đang được rút ngắn ( nữ trước 8 tuổi và nam trước 9 tuổi). 

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng dậy thì sớm ở trẻ như:

Những bệnh lý bẩm sinh như tổn thương ở các cơ quan của hệ thần kinh trung ương hoặc do những các bệnh tuyến giáp, u nang buồng trứng, u não, được gọi là dậy thì sớm trung ương.

Tiếp xúc với những chất phóng xạ, hoặc khi còn nhỏ trẻ phải chịu những tác động của bức xạ lên não và tủy sống.

Ngoài ra việc tồn đọng những hormone tăng trưởng trong cơ thể do sử dụng các loại kem bôi da, thực phẩm chức năng cũng góp phần làm tăng tỉ lệ dậy thì sớm.

Tuy nhiên 1 nguyên nhân được xem như là tác nhân hàng đầu đó là hàm lượng các hormone sinh dục  đưa vào cơ thể từ bên ngoài qua thức ăn, hoặc ăn những thức ăn kích thích sự tăng trưởng quá mức của các tuyến hormone như testosterone và estrogen. Hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm khiến trẻ bị dậy thì sớm:

Thức ăn có chứa nhiều muối

Những thức ăn vặt hoặc đồ dùng đóng hộp có chứa rất nhiều muối và những gia vị tổng hợp sẽ làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, bệnh thận và bệnh về tuyến giáp. Từ đó cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triển ở tuổi dậy thì và gây ra những rối loạn nội tiết tố. 

Thức ăn nhanh, thức ăn được làm sẵn

Những thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ sẽ khiến trẻ dậy thì sớm

Những thức ăn nhanh như gà chiên, khoai tây chiên, pizza… đều là những món khoái khẩu của trẻ nhưng nó thật sự không tốt cho sức khỏe. Nếu dung nạp quá nhiều thức ăn nhanh sẽ khiến trẻ bị dư thừa chất béo và tinh bột làm tăng trọng lượng cơ thể một cách nhanh chóng, làm trẻ béo phì.

Ngoài ra chúng làm tăng lượng mỡ trong máu, huyết áp cao và làm rối loạn nội tiết trong cơ thể trẻ, đó là lý do trẻ béo phì dễ bị dậy thì sớm. 

Lượng thịt từ cổ của động vật

Trong cổ của động vật, đặc biệt là cổ gà là nơi tích tụ các tạp chất xấu nhất, độc hại nhất trong quá trình gà tiêu hóa thức ăn. Và phần dưới da của cổ gà có chứa các tuyến dịch bạch huyết và khi trẻ ăn phải sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và làm gia tăng nguy cơ bị dậy thì sớm.

Ăn nhiều nội tạng động vật

Nội tạng động vật bao gồm tim, gan, ruột, huyết tuy cũng chứa 1 số chất dinh dưỡng nhưng không tốt cho sức khỏe của trẻ. Vì trẻ còn nhỏ nên khó hấp thụ những chất tốt có trong nội tạng, ngược lại còn tích trữ lượng lớn chất béo bão hòa và cholesterol làm ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và cân nặng.

Những thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, trái cây có chứa thuốc tăng trọng

Với tình hình an toàn thực phẩm không được đảm bảo như hiện nay thì ba mẹ cũng nên chú ý lượng thức ăn mà trẻ nạp vào. Nên ăn cơm ở nhà và lựa chọn những thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Và hạn chế ăn những trái cây trái mùa vì chúng dễ bị tiêm những chất kích trưởng, tăng trọng sẽ làm tích tụ độc tố trong cơ thể trẻ, làm tăng nguy cơ dậy thì sớm.

Những loại thực phẩm nên dùng để tốt cho sự phát triển của trẻ

Thực đơn dinh dưỡng tốt cho bé khi bước vào tuổi dậy thì

Ăn những thực phẩm chứa nhiều sắt và protein tốt cho sự phát triển xương khớp như thịt, gà, cá, trứng, các loại hạt, các loại đậu và ngũ cốc. Mỗi tuần nên ăn 3 bữa với cá, 1 bữa trứng và 2 bữa với thịt.

Giảm lượng dầu mỡ trong việc chế biến thức ăn để tránh nguy cơ béo phì và nổi mụn khi trẻ bước vào giai đoạn tuổi dậy thì.

Ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ, ăn trái cây để bổ sung vitamin nhưng nên lưu ý chọn những loại rau vườn, trái cây sạch được trồng tự nhiên, không có chứa thuốc tăng trưởng hoặc kích trọng.

Uống nhiều nước để giúp đào thải chất độc hại trong cơ thể, giúp lưu thông máu và các chất dinh dưỡng tốt hơn để trẻ phát triển cân nặng và chiều cao toàn diện.

Bổ sung các loại khoáng chất như canxi, kẽm, chất sắt có sẵn trong sữa và các loại thủy hải sản, trái cây tự nhiên. Không nên uống hoặc sử dụng những thực phẩm chức năng bổ sung khoáng chất khi còn nhỏ vì dễ để lại những tác dụng phụ. 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *