Top 5 bệnh thường gặp ở miệng nguy hiểm bạn cần cảnh giác

Những bệnh lý ở miệng rất thường gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em cho đến người già. Tuy những bệnh này không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi mà không cần chữa trị, nhưng vẫn có 1 số bệnh nguy hiểm mà chúng ta nên cảnh giác. Bài viết điểm qua 5 bệnh thường gặp ở miệng mà bạn cần chú ý.

Các bệnh ở miệng thường do các loại virus khác nhau gây nên, đa số có trong khoang miệng khi chúng ta nhai nuốt thức ăn. Những căn bệnh nguy hiểm ở miệng có thể kể đến như chốc mép, bệnh tay chân miệng, loét áp tơ, nấm miệng, lưỡi địa lý… Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ về những loại bệnh này để hiểu rõ nguyên nhân và các dấu hiệu.

Chốc mép

Chốc mép là một dạng viêm loét ở miệng, nằm trong top những bệnh chốc lở thường gặp nhất. Bệnh chủ yếu do virus herpes và nấm gây nên và tỉ lệ trẻ em mắc bệnh này rất cao. Những dấu hiệu chủ yếu của bệnh:

  • Xung quanh miệng cảm thấy ngứa rát, sau 2-3 ngày sẽ xuất hiện những nốt mụn nước nhỏ ti li.
  • Sau đó những mụn nước này kết hợp với nhau thành 1 cụm và sưng phồng rộp lên, tấy đỏ và khiến bạn đau rát khó chịu.

Bệnh nếu được chăm sóc tốt sẽ chóng khỏi sau 2-3 ngày, khi các vết phồng vỡ ra đóng thành vảy có màu mật ong xung quanh miệng. Bệnh có nguy cơ lây lan cao trong môi trường học đường nên ba mẹ và các trẻ cần chú ý những biểu hiện trên để tránh dùng chung thức ăn, đồ chơi và giường ngủ.

Tay chân miệng

Tay chân miệng tạo thành những vết mụn đỏ, có xuất huyết

Tay chân miệng có tỉ lệ mắc cao ở trẻ và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có viêm màng não. Các triệu chứng tay chân miệng được biểu hiện như sau:

  • Sốt nhẹ, cơ thể uể oải và mệt mỏi từ đó khiến bạn chán ăn, ăn không ngon ngủ không yên.
  • Xuất hiện những dấu hiệu viêm long đường hô hấp như đau cổ, nổi hạch sau tai, ho, hắt hơi, sổ mũi…
  • Sau khoảng vài ngày bệnh khởi phát với các nốt bọng nước trong miệng, sau đó lan xuống tai, cổ và tay chân…

Tùy vào tình trạng của bóng nước mà có thể chia thành nhiều dạng tay chân miệng và có tới 4 chủng virus gây bệnh tay chân miệng nếu bệnh có thể tái phát nhiều lần trong đời. Vì vậy khi trẻ mắc bệnh mẹ nên nhanh chóng đưa đến bác sĩ để được khám chữa bệnh kịp thời, tránh để xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

Loét áp tơ

Loét áp tơ gây ra những vết loét trong khoang miệng, trên lưỡi và hai bên má

Loét áp tơ do các vi sinh vật liên cầu trong miệng gây ra như cytomegalovirus ở người, Epstein-barr virus… Bệnh tạo thành những vết loét bên trong niêm mạc miệng và làm cho người bệnh đau rát khó chịu. Bệnh biểu hiện qua những dấu hiệu sau:

  • Trong khoang miệng có những vết loét hình tròn với nhiều kích thước khác nhau, ban đầu với số lượng ít nhưng sau vài ngày chuyển nặng tạo thành những vết loét đỏ đậm hoặc xám. Những vết viêm loét này gây đau đớn và cản trở việc ăn uống, nếu không kiểm soát kịp thời có thể làm suy kiệt cơ thể do không nạp đủ chất dinh dưỡng.
  • Bệnh có thể hành sốt và nổi hạch ngay sau tai tương tự như bệnh tay chân miệng.

Loét áp tơ là một bệnh khá nguy hiểm vì thường tái đi tái lại nhiều lần, theo những thống kê thì có khoảng 40% người dân đã từng mắc bệnh này, chiếm đa số là trẻ trong độ tuổi vị thành niên. Bệnh cần chữa trị sớm nếu bạn không muốn để lại những vết sẹo lớn khó lành trong khoang miệng.

Nấm miệng

Nấm miệng  tạo thành những mảng trắng dày đặt trong khoang miệng

Nấm miệng do các vi khuẩn nấm gây nên gây nhiễm trùng khoang miệng, tạo thành mảng trắng bám xung quanh bề mặt miệng, lưỡi. Ngoài ra bệnh còn gây ra những tác hại như:

  • Những mảng trắng bám sâu vào khoang miệng có màu như miếng pho mát, gây đau nhức và khó khăn khi ăn uống.
  • Những bợn trắng lan nhanh trong khoang miệng, những trường hợp nặng xuất hiện ngay trên lưỡi, niêm mạc má và hạt amidan.
  • Khi chịu những tác động mạnh như đánh răng hoặc nhai đồ cứng sẽ khiến những vết này vỡ ra, chảy máu khiến bạn mất vị giác.

Bệnh nấm miệng nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây nhiễm trùng khoang miệng và kéo theo những biến chứng nguy hiểm như ung thư vòm họng. Trẻ mắc bệnh nấm miệng cần được chữa trị kịp thời tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lưỡi địa lý

Lưỡi địa lý là bệnh lý xuất hiện trên khoảng 2% dân số, nguyên nhân chủ yếu là do một phần bề mặt của lưỡi bị thiếu các lớp da nhỏ bao bọc bên trên gọi là u nhú. Bệnh gây ra những biến chứng sau trên cơ thể người bệnh:

  • Trên lưỡi xuất hiện những mảng vết thương hơi gồ lên, tạo thành những khoảng riêng biệt so với bề mặt lưỡi lành khác.
  • Bệnh xuất hiện ở khu vực này xong lại nhảy sang khu vực khác, khiến lưỡi biến thành 1 khu vực như bản đồ với các vùng viêm khác nhau.
  • Bệnh làm cho lưỡi đau đỏ rát khó chịu, khó ăn uống và kéo dài lâu hơn vài tuần gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt.
  • Bệnh ảnh hưởng lớn đến các phụ nữ, đặc biệt là thai phụ dễ bị bội nhiễm.
Lưỡi địa lý tạo thành mảng như hình bản đồ

Để phòng tránh bệnh này thì bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ để giảm kích thích lên bề mặt lưỡi. 

Trên đây là top 5 những bệnh lý thường gặp ở miệng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, mọi người nên tìm hiểu sâu về cách phòng tránh để bảo vệ gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *