Hãy chú ý đến vai trò của Natri đối với cơ thể bạn!

Những điểu cần biết về natri, vai trò, hàm lượng cần thiết cần cung cấp cũng như hậu quả của việc thừa hoặc thiếu natri trong cơ thể sẽ giúp bạn bổ sung natri đúng cách hơn.

Natri là khoáng chất được biết đến là chất điện giải trong cơ thể. Natri có đặc điểm, tác dụng gì cho sức khỏe con người là gì? Mời bạn đọc bài viết sau để tìm hiểu thêm về khoáng chất này.

Những điều cần biết về Natri

Natri là khoáng chất trong cơ thể có tên tiếng anh là Sodium trên các nhãn thực phẩm, thuốc. Nhiều người lầm tưởng rằng Natri là muối ăn. Thực tế muối ăn là hợp chất Natri clorua NaCl.

Bởi vì Natri có nhiều trong muối ăn hàng ngày nên thực sự thiếu Natri sẽ ít khi xảy ra hơn là nạp quá nhiều Natri.

Trong cơ thể, Natri cũng giống như các khoáng chất khác tồn tại dưới dạng các cation. Sự hấp thu Natri phụ thuộc vào khoáng chất điển hình là K.

Vai trò của natri trong cơ thể là gì?

Ion Natri trong cơ thể có nhiệm vụ cân bằng môi trường nội môi, cân bằng mức độ acid base. Natri có khả năng kéo nước vào lòng mạch vì thế, nó có vai trò giữ mức thể tích huyết tương ổn định. Các xung động thần kinh cũng cần sự góp mặt của ion Natri để hoạt động bình thường. Lợi ích của Natri mang lại cho sức khỏe gồm có:

Natri giúp điều hòa huyết áp

Huyết áp là áp lực tác động lên thành mạch. Chính khả năng giữ nước trong lòng mạch của Natri ảnh hưởng lên chỉ số huyết áp của cơ thể cùng với ion Kali.

Natri hỗ trợ hoạt động của cơ bắp

Nhờ natri mà cơ bắp làm việc bình thường không bị mỏi mệt. Natri tham gia vào hoạt động vận chuyển canxi cho sự co cơ xảy ra nhịp nhàng.

Natri duy trì hoạt động của não bộ

Natri giúp não bộ nhạy bén, nhanh nhẹn hơn.

Natri tuy chỉ có hàm lượng rất nhỏ trong cơ thể nhưng nó có vai trò đặc biệt quan trọng với não bộ. Thiếu Natri khiến bộ não không còn hoạt động minh mẫn và nhạy bén. Bởi vì Natri đảm nhiệm một phần trách nhiệm trong các dẫn truyền xung động thần kinh.

Hoạt động bình thường của tim mạch cần natri

Vì liên quan đến hoạt động cơ bắp nên Natri tác động đến sự co bóp của cơ tim. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong việc duy trì hoạt động của một trái tim khỏe mạnh.

Natri có ảnh hưởng đến sự hấp thu các chất khác

Natri điều hòa nồng độ Glucose máu giúp các tế bào dễ hấp thu Glucose hơn. Điều này đặc biệt ý nghĩa đối với bệnh nhân tiểu đường. Bởi ở những bệnh nhân đái tháo đường nồng độ Glucose rất nhiều trong máu nhưng tế bào lại không thể thu nạp được.

Tăng Natri máu gây nên hậu quả gì?

Natri trong cơ thể cao vượt ngưỡng 145mmol/L sẽ gây ra những biểu hiện xấu của tình trạng tăng Natri máu. Lúc này, áp lực thẩm thấu trong tế bào sẽ tăng cao làm nước trong tế bào bị thoát ra nhanh gây teo tế bào. Nguy hiểm nhất là sự teo các tế bào não.

Triệu chứng tăng Natri máu gây ra:

  • Sự run chân tay lẩy bẩy khác với chứng run chân tay ở người cao tuổi.
  • Cơ thể cảm thấy khát nhiều.
  • Cơ thể luôn trong tình trạng kích thích, vật vã, quay cuồng.
  • Ý thức bị rối loạn, hôn mê, mất thăng bằng, mất ý thức…
  • Nặng hơn có thể gây xuất huyết não.

Tăng Natri máu xảy ra do các bệnh lý Cushing, truyền quá nhiều dịch ưu trương, hội chứng Corn, bệnh lý về thận, đái tháo nhạt…

Hạ Natri máu có nguy hiểm?

Tăng natri máu đã nguy hiểm, hạ natri máu cũng không hề đơn giản. Natri máu giảm dẫn đến nước được kéo hết vào bên trong tế bào khiến tế bào bị ngộ độc nước. Chức năng tế bào sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi bị phù nề đặc biệt là tế bào não. Phù nề não gây tăng áp lực nội sọ đặc biệt nguy hiểm gây tổn thương tế bào thần kinh một cách không thể hồi phục.

Hạ natri máu còn nguy hiểm bởi các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện rất âm thầm và không rầm rộ khiến bệnh nhân không phát hiện kịp thời. Chủ yếu, cơ quan thần kinh sẽ cảm thấy triệu chứng bất thường sớm nhất như:

  • Đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi.
  • Co giật.
  • Lơ mơ, lờ đờ sau dần sẽ mất ý thức.

Những nguyên nhân gây tụt natri máu thường gặp do:

  • Nôn, tiêu chảy cấp tính.
  • Bệnh thận.
  • Tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu trong điều trị cao huyết áp, tim mạch.
  • Bệnh lý suy tuyến giáp trạng…
Bệnh thận gây hạ natri máu

Hàm lượng cần thiết của Natri

Natri tuy rất cần thiết cho cơ thể nhưng đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi đặc biệt trẻ sơ sinh chỉ cần 0,3 – 1,5g Natri mỗi ngày. Lượng Natri này được bổ sung qua sữa mẹ và sữa bột vì thế, trẻ dưới 1 tuổi không cần bổ sung Natri bên ngoài.

Với người trưởng thành, lượng Natri cần thiết cung cấp hàng ngày 2 -n 2,4 gam Natri tương đương với 5gram muối Natri clorua.

Natri có trong thực phẩm nào?

Nguồn cung cấp Natri không chỉ có muối biển mà còn có rất nhiều thực phẩm khác điển hình như:

  • Nước tương giàu Natri: Nước tương là sản phẩm lên men từ đậu nành. Đây là nguồn cung cấp dồi dào Natri cho cơ thể. Thay vì muối biển, bạn có thể thêm chút nước tương trong bữa ăn hàng ngày.
  • Phô mai: Phô mai có vị mặn của muối. Phô mai vừa giàu canxi vừa giàu Natri cho cơ thể. Đặc biệt, trẻ nhỏ rất thích ăn phô mai.
  • Nước ép hoa quả hay rau củ: Nhất là các loại nước đóng hộp sẵn có nhiều hàm lượng natri. Vì thế, bạn cần cân nhắc về việc bổ sung nước ép hàng ngày để không bị dư thừa Natri.
  • Đồ ăn chế biến sẵn, đóng hộp như thịt hộp, xúc xích thường có vị rất mặn và chứa hàm lượng nhiều Natri.

Sự cần thiết của việc bổ sung Natri vừa đủ cho cơ thể là rất quan trọng để cân bằng hoạt động của mọi tế bào. Hiểu rõ hơn về vai trò, dấu hiệu thừa hoặc tiếu Natri trong cơ thể cũng như nguồn bổ sung Natri sẽ giúp bạn có chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *