Bạn có thắc mắc vì sao có những người dù có cố ăn nhiều bao nhiêu đi nữa thì vẫn không thể tăng được cân nào không? So với một cơ thể khỏe mạnh thì gầy gò không hẳn lúc nào cũng là lý tưởng, ăn nhiều vẫn gầy đang là nỗi lo của rất nhiều người.
Quá bất tiện với một cơ thể gầy còm, không có sức lực, yếu, mặc quần áo không đẹp. Những người gầy luôn mong có thể tăng được cân nặng, muốn có thể có một cơ thể to hơn, đẹp hơn. Để lý giải nguyên nhân ăn nhiều vẫn gầy này, bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn.
1. Quá trình chuyển hóa thức ăn
Khi thức ăn vào cơ thể sẽ có rất nhiều giai đoạn chuyển hóa. Trong quá trình chuyển hóa, các chất như tinh bột sẽ chuyển hóa thành đường, còn chất đạm thành các axit amin, chất béo tạo thành các axit béo. Cơ thể hấp thu các cấu trúc ấy qua hệ thống tiêu hóa, đặc biệt là ruột non.
Nhờ dạ dày co bóp làm nhỏ thức ăn, đến ruột non, ở các mao mạch của ruột thức ăn sẽ được hấp thu. Hệ thống enzym – men tiêu hóa sẽ là chất xúc tác để chuyển hóa thức ăn. Nếu lượng enzym tiêu hóa này không đủ, cơ thể sẽ không thể hấp thụ được thức ăn.
2. Nguyên nhân ăn nhiều vẫn gầy
Ăn quá ít, chưa đủ chất
Đây là do một sự hiểu nhầm khá tai hại về việc ăn nhiều hay ít. Họ lầm tưởng là mình ăn khá nhiều nên duy trì lượng ăn của họ như vậy và không tăng lên, bởi vì lượng calo tiêu hao của họ lớn nên không thể tăng nổi cân.
Thêm nữa, tuy ăn nhiều nhưng thức ăn ít dinh dưỡng thì dù bạn có ăn no cũng khó mà tăng cân được. Hãy xây dựng một chế độ ăn đủ dinh dưỡng, cân bằng và phù hợp để đạt được cân nặng như ý muốn và cũng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Tránh ăn nhiều các loại đồ ăn nhanh vì chúng có ít dưỡng chất và cũng không tốt cho sức khỏe.
Khả năng trao đổi chất
BMR hay còn gọi là chỉ số trao đổi chất cơ bản được hiểu đơn giản là chỉ lượng calories cung cấp cho các quá trình cũng như chức năng sống của cơ thể. Mỗi cá thể sống có một chỉ số BMR khác nhau khi chỉ số của bạn cao khiến lượng calo tiêu hao lớn, lượng calo nạp vào không chênh hơn nên cân nặng của bạn không thể tăng nổi.
Do Gen (hay cơ địa)
Khoa học đã cho thấy có ít biến thể di truyền làm tăng khả năng phát triển bệnh béo phì ở người gầy và họ cũng có một số gen liên quan đến gầy ốm. Phân tích DNA cho thấy các gen có thể tăng tốc quá trình trao đổi chất hoặc giúp đốt cháy chất béo nhanh hơn.
Do bị bệnh
Nguyên nhân hay gặp như nhiễm giun sán, hoặc bị một số bệnh về dạ dày, ruột là nơi tiêu hóa, hấp thu thức ăn làm cản trở hấp thu dưỡng chất, do bị stress hoặc một số bệnh toàn thân khác cũng làm cản trở hấp thu…
Thiếu hụt enzym tiêu hóa
Đây cũng có thể coi là một bệnh lý, như đã đề cập ở trên nó là chất xúc tác chuyển hóa thức ăn, nhưng do sự thiếu hụt này khiến lượng thức ăn bạn nạp vào không thể được hấp thu hết dẫn đến cân nặng không tăng.
Sử dụng bia, rượu, thuốc lá
Bia, rượu và thuốc là những chất kích thích có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Chúng chính là một trong những tác nhân chính ảnh hưởng tới cơ bắp cùng với các hóc môn đồng hóa trong cơ thể, làm ảnh hưởng tới sự trao đổi chất để cải thiện cân nặng. Việc lạm dụng các chất này sẽ gây ảnh hưởng đến hấp thu và trao đổi chất, khiến bạn có ăn cũng không thể mập được.
Thức khuya, ngủ ít
Thức quá khuya khiến cơ thể phải tiêu hao một lượng lớn năng lượng khiến bạn mệt mỏi, lười ăn, lười vận động. Ngủ nghỉ không đủ giấc còn làm cơ thể suy nhược và giảm đi khả năng hấp thu chất.
Uống quá ít nước
Ai cũng biết nước là thành phần chủ yếu của cơ thể. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của các cơ quan, bao gồm cả hệ tiêu hóa. Chính vì thế, muốn hệ tiêu hóa làm việc tốt, bạn cần phải cung cấp đủ nước.
Đồng thời, việc làm này còn giúp cơ thể lọc bỏ các chất thải, thừa ra bên ngoài. Nhờ đó, bạn mới có thể tăng cân một cách lành mạnh. Ngược lại, uống quá ít hay không đủ nước sẽ làm ảnh hưởng đến sự vận hành của các bộ phận, khiến việc tăng cân diễn ra một cách khó ăn. Và đó cũng là một trong những lý do dẫn đến việc bạn ăn nhiều nhưng không tăng cân.
3. Cách khắc phục việc ăn nhiều vẫn gầy
Bạn có thể tập luyện thể thao hoặc tập gym để tăng cường khả năng trao đổi chất, cũng như cơ bắp có điều kiện phát triển. Việc tập luyện không chỉ tăng khả năng trao đổi chất, nó còn giúp bạn tiêu thụ một lượng năng lượng khá, tăng ham muốn thèm ăn giúp bạn ăn ngon, ăn nhiều hơn.
Nếu chế độ dinh dưỡng của bạn khá nghèo nàn thì việc bổ sung thêm vitamin, khoáng chất từ các thực phẩm bổ sung vitamin là hoàn toàn cần thiết. Việc bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất sẽ giúp các bạn tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng, tăng cường trao đổi chất và ăn uống ngon miệng hơn.
Ngoài ra, việc bổ sung thêm các enzym giúp tiêu hóa thức ăn hiệu quả, tăng cường các lợi khuẩn đường ruột giúp hệ tiêu hóa của bạn khỏe mạnh, làm việc hiệu quả hơn.
Cuối cùng là tìm đến các bác sĩ để khám về đường tiêu hóa xem bản thân có bệnh lý gì và tham khảo ý kiến bác sĩ để cải thiện tình trạng.
Khi đã lý giải được nguyên nhân ăn nhiều mà vẫn gầy, hy vọng bạn sẽ xây dựng được cho mình một chế độ sinh hoạt khoa học và phù hợp nhất để đạt được cân nặng và vóc dáng như mong muốn. Chăm sóc bản thân chưa bao giờ là chuyện thừa, chúc bạn sớm khắc phục được những nỗi lo của mình nhé.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.