Phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ bằng cách nào?

Đau mắt đỏ tuy lành tính nhưng khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu. Vậy, bạn cần phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ bằng cách nào để giảm nguy cơ mắc bệnh trước mùa dịch?

Mùa hè là thời điểm dịch đau mắt đỏ xuất hiện nhiều nhất. Bệnh do vi khuẩn, virus hoặc do dị ứng gây nên. Ai cũng có thể là đối tượng bị bệnh. Tuy nhiên, nếu biết cách vệ sinh mắt cũng như chủ động phòng tránh thật tốt sẽ giảm được tối đa nguy cơ mắc bệnh.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ

Để phòng tránh bệnh hiệu quả, bạn cần đảm bảo thực hiện tốt các việc sau:

  • Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch, xà phòng;
  • Không nên dùng tay dụi mắt miệng, mũi;
  • Không dùng chung đồ cá nhân với các thành viên khác;
  • Nên dùng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt thông thường để vệ sinh mắt hàng ngày;
  • Nên sát trùng các đồ dùng cá nhân bằng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn;
  • Hạn chế tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.

Làm gì nếu bạn bị bệnh đau mắt đỏ?

Không lấy tay dụi mắt vì dễ làm vi khuẩn lây lan.

Các triệu chứng đau mắt đỏ: Thông thường bệnh thường bắt đầu với 1 mắt, sau 2 – 3 ngày sẽ lây sang mắt thứ 2. Các dấu hiệu nhận biết bệnh đau mắt đỏ có thể nhận biết:

  • Mắt đỏ, ngứa mắt, mắt cộm, chảy nước mắt, nhiều gỉ mắt;
  • Sưng mắt, đau mắt, sưng phù kết mạc.

Ngoài các triệu chứng này, người bệnh có thể bị ho hoặc sốt nhẹ. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây. Do vậy, khi nhiễm bệnh bạn cần kiểm soát tốt để bệnh nhanh khỏi cũng như tránh lây cho người khác.

  • Không dùng tay dụi mắt;
  • Rửa mắt ít nhất 3 lần/ ngày bằng nước sạch. Sau đó lau khô bằng khăn sạch;
  • Tất cả khăn lau phải được giặt thật sạch và phơi khô;
  • Rửa tay sạch (nên rửa bằng nước ấm) trước và sau khi nhỏ mắt;
  • Dùng nước muối sinh lý rửa mắt 3 lần/ngày.

Nếu mắc bệnh đau mắt đỏ, người bệnh phải được nghỉ ngơi và cách ly. Bên cạnh đó, khi dùng thuốc phải theo kê đơn của bác sĩ. Trường hợp, bệnh không có biểu hiện thuyên giảm nên khám lại.

Bên cạnh vấn đề chăm sóc mắt, bạn nên lưu ý chế độ ăn uống khoa học, kiêng khi đau mắt đỏ đúng cách để rút ngắn thời gian khỏi bệnh. Người bệnh đau mắt nên ăn nhiều rau quả, vitamin C để tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, người bệnh phải cách ly tốt để phòng tránh lây lan đau mắt đỏ. Tránh đến nơi đông người như trường học, bệnh viện hoặc những nơi công cộng,…

Ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân nên kết hợp dùng nước muối sinh lý để rửa mắt 0,9% để rửa trôi gỉ mắt, xoa dịu cơn đau mắt,…

Bên cạnh vấn đề chăm sóc mắt, bạn nên lưu ý chế độ ăn uống khoa học, kiêng khi đau mắt đỏ đúng cách để rút ngắn thời gian khỏi bệnh. Người bệnh đau mắt nên ăn nhiều rau quả, vitamin C để tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, người bệnh phải cách ly tốt để phòng tránh lây lan đau mắt đỏ. Tránh đến nơi đông người như trường học, bệnh viện hoặc những nơi công cộng,…

Tóm lại, đau mắt đỏ là căn bệnh thường lành tính, ít nguy cơ di chứng. Nhưng nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt, công việc và học tập. Hơn nữa, nếu bị mắc bệnh mà không điều trị tốt còn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Do vậy, việc chủ động phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ là biện pháp giúp bạn thoát khỏi nguy cơ bị nhiễm hoặc lây bệnh. 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *