Những điều cần tránh khi bị đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ là bệnh dễ mắc phải, dễ lây lan trong cộng đồng và có thể biến thành dịch. Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin để phòng bệnh cũng như là thuốc điều trị đặc hiệu bệnh đau mắt đỏ. Chính vì thế, người bệnh cần trang bị thông tin về những điều cần tránh khi bị đau mắt đỏ.

Nguyên nhân nào dẫn đến đau mắt đỏ?

Đau mắt đỏ diễn ra mạnh vào mùa thu, tuy nhiên, do thời tiết nắng mưa thất thường nên bệnh đau mắt đỏ có thể diễn ra vào bất cứ thời điểm nào trong năm nên chúng ta cần phải đề phòng. Nguyên nhân gây đau mắt đỏ thường do dị ứng , kết mạc bị viêm do virus, vi khuẩn xâm nhập vào mắt. 

Bệnh đau mắt đỏ lây trực tiếp qua đường hô hấp khi người bệnh nói chuyện, ho,… mầm bệnh sẽ theo các tuyến nước bọt hoặc dịch tiết từ mắt người bệnh bay vào không khí, người lành bệnh khi tiếp xúc với mầm bệnh này sẽ bị lây đau mắt đỏ. Ngoài ra, đau mắt đỏ cũng lây qua các vật thể trung gian như tay cầm, đồ dùng cá nhân như chén đũa, khăn tắm,…

Triệu chứng đau mắt đỏ

Khi bạn gặp phải các triệu chứng sau thì có khả năng rất cao bạn đã mắc phải bệnh đau mắt đỏ. Đó là mắt đau rầm rộ, cộm, cảm giác như có cát trong mắt, chảy nhiều nước mắt, mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, giác mạc hơi đỏ, sáng ngủ dậy ghèn dính chặt hai mí mắt. Thông thường, bệnh bắt đầu từ một mắt, vài ba ngày sau đến mắt thứ hai. Khi bị đau mắt đỏ, thị lực của người bệnh không bị suy giảm nhưng nếu để bệnh nặng, mắt người bệnh sẽ bị phù đỏ, xuất huyết giác mạc, có màng trong mắt,… hậu quả sẽ lớn hơn.

Những điều cần tránh khi bị đau mắt đỏ

Từ các nguyên nhân nói trên, người bệnh tuyệt đối không được dùng tay để dụi mắt. Đây không chỉ là lưu ý cho người bị đau mắt đỏ mà còn cho những người bình thường. Việc sử dụng tay để dụi mắt có thể làm tổn thương giác mạc, khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Điều cần tránh thứ hai, không nên dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, chén đũa,…, không dùng chung nguồn nước, hạn chế đi bơi để tránh lây lan cho mọi người xung quanh.

Thứ ba, người bệnh không nên tùy ý sử dụng thuốc tự mua về uống mà không cần hỏi qua ý kiến từ bác sĩ. Điều này là vô cùng thiếu thận trọng và nguy hiểm. Vì bạn không thể biết được bản thân bạn dị ứng với thành phần thuốc nào.

Thứ tư, nên kiêng một số thực phẩm có mùi tanh như hải sản, gia vị cay nóng như hành, tỏi, ớt,… vì chúng dễ gây cảm giác nóng rát hoặc làm cho tình trạng mắt đỏ hơn.

Những điều cần tránh khi bị đau mắt đỏ đó là người bệnh cần hạn chế soi gương, dùng điện thoại di động hay xem ti vi.

Một lưu ý nhỏ trong những điều cần tránh khi bị đau mắt đỏ là nếu có thể, người bệnh nên hạn chế đi ra ngoài đường; nếu có, cần đeo kính và khẩu trang để tránh tiếp xúc trực tiếp với những người xung quanh.

Đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, dễ lây, nhưng lành tính và ít để lại di chứng. Tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng trong sinh hoạt, học tập và lao động. Do đó, mọi người cần có ý thức phòng bệnh và đến gặp các bác sĩ khi có bất cứ dấu hiệu đau mắt đỏ nào để được khám và điều trị đúng cách. Không nên tự ý mua thuốc hoặc sử dụng các mẹo chữa đau mắt đỏ mà không có ý kiến của bác sĩ. Hy vọng với lượng thông tin trên, người bệnh đã kịp trang bị cho bản thân những điều cần tránh khi bị đau mắt đỏ.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *