Bạch sản: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tổng quan bệnh Bạch sản

Bạch sản là gì?

Bạch sản là hiện tượng xuất hiện những mảng dày màu trắng được hình thành ở mặt trong của gò má, nướu hoặc lưỡi, những mảng trắng này được tạo ra bởi sự tăng trưởng các các tế bào quá mức và thường xuất hiện phổ biến ở những người hay hút thuốc lá. 

Bệnh bạch sản trong khoang miệng chính là kết quả của sự kích ứng từ bên trong, chẳng hạn như bệnh nhân dùng răng giả không vừa miệng hoặc có thói quen nhai cắn vào trong má. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân bị bệnh bạch sản có thể dẫn đến ung thư miệng, cần thiết phải thực hiện kĩ thuật sinh thiết nếu nhận thấy các mảng trắng có dấu hiệu đe dọa đến sức khỏe.

Trên cơ sở giám định các tổn thương bên trong và kiểm tra kết quả sinh thiết nhằm xác định hướng điều trị bệnh. 

Nguyên nhân bệnh Bạch sản

Hiện nay chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh bạch sản. Tuy nhiên, có thể nói hút thuốc và nhai thuốc lá cũng có thể gây ra bệnh bạch sản.

Một số nguyên nhân thông thường khác  gây bệnh bao gồm: Chấn thương bên trong má, chẳng hạn như vết cắn; răng không đồng đều; răng giả, đặc biệt nếu lắp không đúng; cơ thể bị viêm.

Ngoài ra, virus Epstein-Barr (EBV) cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh bạch sản lông. EBV sẽ ở lại vĩnh viễn trong cơ thể, gây ra vết loét của bệnh bạch sản lông và phát triển bệnh bất cứ lúc nào. 

Triệu chứng bệnh Bạch sản

Bệnh nhân bị bệnh bạch sản có các triệu chứng, dấu hiệu bệnh như sau:

  • Biểu hiện đầu tiên là những vết lở loét thông thường xuất hiện trên nướu, má trong, dưới nền miệng, và đôi khi cả trên lưỡi.
  • Ngoài ra cũng xuất hiện các dấu hiệu như: các mảng màu trắng hoặc xám không thể tẩy sạch; mảng trắng có cấu trúc bất thường hoặc phẳng; có cảm giác dày hoặc cứng ngay tại khu vực bên trong khoang miệng; xuất hiện thương tổn màu đỏ (hồng sản), có khả năng dẫn đến những thay đổi tiền ung thư.
Bạch sản: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Đối với những bệnh nhân bị suy yếu hệ miễn dịch do thuốc hoặc do bệnh tật, đặc biệt đối với những bệnh nhân mắc HIV/AIDS có thể mắc chứng “Bạch sản dạng lông”. 

Bạch sản dạng lông có biểu hiện là các mảng trắng mờ có hình dạng giống nếp gấp hoặc đường lằn ở 2 bên đầu lưỡi hoặc các nấm màu trắng.

Đường lây truyền bệnh Bạch sản

Bạch sản miệng có lây không?

Bệnh sản miệng là bệnh không lây nhiễm từ người này sang người khác.

Đối tượng nguy cơ bệnh Bạch sản

Bệnh bạch sản thường xuất hiện ở nam giới nhiều hơn phụ nữ, tỷ lệ nam − nữ là 2:1, thường ở những người trong độ tuổi từ 50 đến 70. 

Các yếu tố sau sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, uống nhiều rượu bia.

Phòng ngừa bệnh Bạch sản

Để phòng ngừa bệnh bạch sản, cần lưu ý các phương pháp sau:

  • Tránh hút thuốc lá để tránh các mầm mống gây bệnh.
  • Tránh hoặc hạn chế sử dụng các thức uống có cồn. Khi kết hợp cả cồn và thuốc lá sẽ khiến các hóa chất độc hại trong thuốc lá dễ dàng thâm nhập vào các mô bên trong miệng.
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi bởi trong chúng có chứa các chất oxy hóa làm giảm nguy cơ mắc bệnh bạch sản.
  • Thường xuyên thăm khám bác sĩ để kịp thời phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị hiệu quả.
Bạch sản: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Bạch sản

Nếu nghi ngờ bị bạch sản, bác sĩ sẽ kiểm tra răng miệng để  xác nhận vết loét có phải là của bệnh bạch sản hay không. Bởi lẽ thường có sự nhầm lẫn tình trạng này với bệnh nấm miệng. 

Ngoài ra cũng có thể cần làm một số xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân gây ra bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.

Khi có nghi ngờ một vết loét nào đó, nha sĩ hoặc bác sĩ sẽ làm sinh thiết. Thông qua một mẩu mô nhỏ từ một hoặc nhiều vết loét có thể tìm dấu hiệu của bệnh ung thư miệng.

Các biện pháp điều trị bệnh Bạch sản

Để điều trị bệnh bạch sản, có thể sử dụng các phương pháp điều trị sau:

  • Nếu kết quả sinh thiết dương tính với bệnh ung thư miệng, sẽ cần loại bỏ ngay những vết loét để tránh sự lây lan ung thư. Các vết loét nhỏ có thể lấy ra nhờ sinh thiết mở rộng hơn bằng laser hoặc dao mổ, đối với các vết loét bạch sản lớn đòi hỏi phẫu thuật ở khu vực miệng.
  • Trong thực tế, các vết bạch sản lành tính đều tự lành và không cần bất kỳ phương pháp điều trị nào chỉ cần tránh các yếu tố có thể gây ra bệnh bạch sản, chẳng hạn như sử dụng thuốc lá.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *