Mẹo chữa bệnh không cần uống kháng sinh khi bị đau mắt đỏ

Biết cách chữa bệnh không cần uống kháng sinh khi bị đau mắt đỏ, bạn có thể tiết kiệm được kha khá chi phí, thời gian mà bệnh vẫn tự động rút lui.

Thông thường, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chứng đau mắt đỏ là do dị ứng, mỏi mắt, sử dụng kính áp tròng thời gian dài. Bạn cũng có thể dễ dàng bị đau mắt đỏ trong các trường hợp nhiễm trùng mắt, chẳng hạn như khi mắt chuyển sang màu hồng là dấu hiệu của chứng bệnh viêm kết mạc. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể rất dễ dàng được điều trị chỉ bằng những mẹo không cần uống kháng sinh khi bị đau mắt đỏ mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.

1. Các biện pháp trị bệnh không cần uống kháng sinh khi bị đau mắt đỏ

Bạn cũng có thể áp dụng những cách đơn giản sau, không cần phải uống kháng sinh khi bị đau mắt đỏ để cảm thấy dễ chịu hơn khi bị bệnh.

  • Chườm nước đá: Bạn hãy dùng khăn sạch nhúng vào nước đá để chườm vào vùng quanh mắt. Biện pháp khắc phục này tuy không điều trị được nhiễm trùng nhưng có thể giúp co giãn tĩnh mạch, làm giảm sưng, ngứa mắt một cách hiệu quả.
  • Mật ong và sữa: Trộn mật ong và sữa theo tỉ lệ 1:1, sau đó dùng hỗn hợp này xoa xung quanh vùng mắt. Hoặc bạn cũng có thể dùng miếng gạc sạch ngâm trong hỗn hợp này và đắp lên mắt, sau đó rửa sạch lại mặt. Cách này sẽ giúp bạn giảm đi sự khó chịu khi bị đau mắt.
  • Khoai tây: Cắt một lát khoai tây mỏng và đặt nó lên vùng mắt bị đau. Bạn hãy làm trong 3 đêm liên tiếp các triệu chứng khó chịu biến mất.

2. Cách phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ

Thường xuyên thay mới kính áp tròng

Nếu bạn mắc chứng đau mắt đỏ và đồng thời sử dụng kính áp tròng, rất có thể nguyên nhân chính là do loại kính mà bạn đang sử dụng. Vật liệu sử dụng để chế tạo kính áp tròng có thể làm tăng khả năng nhiễm trùng hoặc kích ứng ở mắt bạn. Hơn nữa việc dùng tay để đeo kính áp tròng sẽ khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào mắt. Nếu bạn vừa thay đổi kính áp tròng hoặc đã và đang sử dụng một loại kính trong thời gian dài nhưng vẫn mắc chứng đau mắt đỏ, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra nguyên nhân chính xác nhất.

Nên vệ sinh tay trước khi đeo kính và thay kính áp tròng theo đúng hạn sử dụng để không làm tổn hại mắt.

Bên cạnh đó, các loại nước ngâm kính áp tròng bạn đang sử dụng cũng có thể là thủ phạm dẫn đến chứng đau mắt đỏ vì có thể một vài thành phần có trong các loại nước ngâm không phù hợp với vật liệu có trong kính áp tròng. Vì thế, bạn nên đảm bảo mình đang sử dụng đúng loại nước ngâm dành cho loại kính của mình.

Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh

Nếu cơ thể bạn thiếu nước, mắt bạn có thể chuyển dần sang màu đỏ. Thông thường, một người khỏe mạnh cần uống khoảng 8 ly nước mỗi ngày nhằm duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể.

Bên cạnh đó, thực phẩm đã qua chế biến, sản phẩm từ bơ sữa và thức ăn nhanh đều có thể gây viêm nhiễm nếu bạn tiêu thụ chúng với số lượng lớn. Hãy giảm bớt nguy cơ đau mắt đỏ bằng cách hạn chế ăn các loại thức ăn này và bổ sung nhiều loại thực phẩm giúp kháng viêm.

Thay đổi môi trường sống trong lành hơn

Môi trường mà bạn đang sinh sống cũng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến mắt bạn. Nếu bạn sống ở nơi có nhiều tác nhân gây dị ứng và vi khuẩn như khói bụi, ô nhiễm đây có thể là nguồn gốc gây ra đau mắt đỏ. Những nơi có không khí quá khô, độ ẩm cao hoặc nhiều gió cũng có thể khiến bệnh khởi phát.

Hầu hết các trường hợp, các tình trạng dẫn đến chứng đau mắt đỏ thường không quá nguy hiểm và tự thuyên giảm theo thời gian. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể áp dụng các mẹo chữa đau mắt đỏ ở trên mà không cần uống kháng sinh khi bị đau mắt đỏ để tạm thời giảm thiểu các triệu chứng cũng như hoàn toàn loại bỏ chứng bệnh này.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *