Bệnh đau mắt trắng nguy hiểm hơn nhiều so với đau mắt đỏ

Đau mắt trắng thường không có triệu chứng báo trước, đa số trẻ bị bệnh không cảm thấy đau đớn hay khó chịu. Tuy nhiên đây là bệnh vô cùng nguy hiểm và có thể biến chứng gây mù mắt trẻ, vì vậy ba mẹ cần cảnh giác và biết cách phân biệt đau mắt trắng và đau mắt đỏ.

Đau mắt trắng cũng giống như bệnh đau mắt đỏ, là 1 bệnh lý ở kết mạc (kết mạc là lớp màng ngoài cùng bao bọc mắt với nhiều mạch máu nhỏ). Đau mắt trắng không có những dấu hiệu rõ ràng nên khó nhận biết, khi chuyển nặng có thể gây xuất huyết kết mạc khiến mẹ dễ bị nhầm lẫn với bệnh đau mắt đỏ. 

Nhận biết những dấu hiệu trẻ bị bệnh đau mắt trắng

Trẻ em còn quá nhỏ để có thể nhận biết được những bệnh lý ở mắt, có trẻ chỉ phát hiện bệnh khi có người khác nói ra những dị dạng trong mắt, hoặc khi có những triệu chứng rõ rệt như mờ mắt, xuất huyết ở mắt. Vì vậy ba mẹ nên theo dõi sức khỏe của con để nhanh chóng phát hiện những bất thường.

Những dấu hiệu của bệnh đau mắt trắng

Đau mắt đỏ và đau mắt trắng đều gây ra hiện tượng xuất huyết kết mạc. Khi trẻ đau mắt đỏ mẹ sẽ thấy 2 mắt bé đỏ ngầu kèm theo cảm giác đau ngứa, cộm vướng khó chịu. Còn khi trẻ bị đau mắt trắng những mạch máu vỡ sẽ khu trú tụ lại trong tròng mắt của trẻ, khiến đồng tử có ánh trắng. Trẻ bị đau mắt trắng trong thời gian đầu sẽ không thấy đau và ngứa, không đổ ghèn nhưng mắt bị mờ đi do đồng tử bị che khuất bởi khối màu trắng trong mắt trẻ.

Trẻ bị đau mắt đỏ sẽ có những biểu hiện lâm sàng rõ rệt và sau đó bệnh đau mắt đỏ sẽ thuyên giảm sau 5-7 ngày điều trị, nhưng vì đau mắt trắng không có dấu hiệu rõ ràng, đến khi chuyển nặng mới xuất hiện tình trạng mắt đau buốt, ngứa và có dấu hiệu sưng lên hai mí mắt.

Lúc này trẻ cần được đưa ngay đến bác sĩ để chữa trị vì bệnh đã bước vào giai đoạn khó kiểm soát biến chứng, nếu điều trị ở nhà sẽ không có kết quả và khiến bệnh thêm trầm trọng hơn. Vì vậy mới nói bệnh đau mắt trắng nguy hiểm hơn nhiều so với bệnh đau mắt đỏ, không có dấu hiệu rõ ràng lại dễ gây ra nhiều biến chứng.

Bốn nguyên nhân khiến trẻ bị đau mắt trắng

Đục thủy tinh thể là 1 trong những nguyên nhân khiến trẻ bị đau mắt trắng

Đau mắt đỏ do 3 nguyên nhân khách quan như gây ra như virus, vi khuẩn và dị ứng nhưng đau mắt trắng hoàn toàn là biểu hiện chủ quan của 4 căn bệnh nguy hiểm sau:

Trẻ bị cườm mắt bẩm sinh

Cườm mắt ở trẻ là bệnh bệnh không thể phục hồi, sau chuyển nặng sẽ chuyển thành đau mắt trắng và có thể dẫn đến mất thị lực và mù lòa. Cườm mắt đè lên những thần kinh thị giác kết nối mắt với não có trong kết mạc, sau này làm chúng bị tổn thương và làm tăng áp lực bên trong mắt và gây áp lực lên dây thần kinh thị giác và gây xuất huyết mạch máu khi chuyển thành đau mắt trắng.

Trẻ có thể bị giãn võng mạc

Do những bệnh liên quan đến đường tai mũi họng, sau đó tấn công vào mắt. Lâu ngày bệnh có thể diễn biến nặng khiến những mạch máu vỡ ra và tụ lại ở nhãn cầu, gây bệnh đau mắt trắng.

Nhiễm ký sinh trùng của loài chó (Toxocara)

Khi trong gia đình có thú nuôi thì trẻ có thể nuốt phải trứng giun toxocara gây bệnh đau mắt trắng. Khi vi khuẩn phát triển nhanh sẽ di chuyển sang nhiều cơ quan của trẻ, và viêm nội nhãn đau mắt trắng là 1 trong những bệnh nguy hiểm nhất.

Đục thủy tinh thể

Những mạch máu bị vỡ ra khi trẻ bị đau mắt trắng sẽ tụ lại thành từng đám và cản trở đường truyền của tia sáng lên võng mạc. Đây có thể là 1 biến chứng do trẻ bị đục thủy tinh thể, sau này biến chứng nặng có thể gây ra bệnh ung thư võng mạc. 

Những bệnh trên cũng là nguyên nhân đồng thời là biến chứng của bệnh đau mắt trắng, nếu trẻ không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến bị mù vĩnh viễn. 

Muốn phát hiện trẻ bị đau mắt trắng, mẹ cần

Bệnh đau mắt trắng nguy hiểm vì khó nhận biết và diễn biến phức tạp

Đưa trẻ đến ngay bác sĩ nhãn khoa để được thực hiện những xét nghiệm sau:

CT scan, MRI để xác định bệnh và kích thước của những khối trắng che bên ngoài nhãn cầu của trẻ.

Thử nghiệm những biểu đồ mắt để kiểm tra thị lực của trẻ, nếu phát hiện ra cườm mắt trẻ phải được phẫu thuật loại bỏ cườm và thay vào bằng thủy tinh thể nhân tạo.

Kiểm tra trẻ có bị tăng nhãn áp bằng cách kiểm tra tầm nhìn ngoại vi.

Nếu bác sĩ phát hiện trẻ bị đau mắt trắng sẽ được sử dụng thuốc và chăm sóc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. 

Với những nguyên nhân như cườm mắt, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp thì trẻ sẽ được phẫu thuật bằng phương pháp chùm tia laser chiếu xuyên qua đồng tử, có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các mạch máu bất thường.

Hiệu quả của việc chữa trị sẽ tùy thuộc vào tình trạng của mắt trẻ và sự phát triển của bệnh, nên mẹ cần kết hợp với chế độ ăn uống và vệ sinh mắt đúng cách. Thường xuyên đưa trẻ đi tái khám và không được tự ý sử dụng những loại thuốc nhỏ mắt vì chúng không có tác dụng chữa bệnh đau mắt trắng.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *