Cẩn trọng với biến chứng bệnh viêm xoang ở trẻ em

Không chỉ người lớn mới mắc viêm xoang, bệnh viêm xoang ở trẻ em cũng dễ gặp phải và có mức độ nguy hiểm cao hơn, bởi vì nó ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ và có thể gây biến chứng.

Nguyên nhân của bệnh viêm xoang ở trẻ em

Viêm xoang là tình trạng viêm đường hô hấp dẫn đến viêm niêm mạc các xoang cạnh mũi. Xoang là các khoang rỗng nằm trong xương sọ mặt, xung quanh mũi. Ở trẻ em, thường chỉ gặp viêm xoang sàng và xoang hàm. Bệnh viêm xoang ở trẻ em có nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu sau.

  • Nhiễm trùng đường hô hấp : viêm xoang được coi như một biến chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên. Vì vậy, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới viêm xoang là do vi khuẩn, virus ngược dòng từ mũi, họng, phế quản,… đi lên.
  • Dị ứng: khi tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân như bụi nhà, phấn hoa, lông chó mèo,… làm niêm mạc mũi xoang phù nề, tăng xuất tiết khiến cho dịch bị ứ đọng lại trong xoang, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển.
  • Vệ sinh kém: các bé nhỏ tuổi thường không tự giác rửa tay, rửa mặt, lại hay ngoáy mũi nên đã đưa vi khuẩn, virus từ bên ngoài vào mũi, xoang. 
  • Môi trường ô nhiễm: tiếp xúc với khói, bụi, hóa chất ô nhiễm hàng ngày khiến trẻ dễ bị tổn thương niêm mạc đường hô hấp, tăng nguy cơ nhiễm các mầm bệnh ngoài môi trường.

Để hạn chế các mẹ cần lưu ý chăm sóc trẻ cẩn thận mỗi khi bé bị viêm đường hô hấp và hạn chế tình trạng bé bị viêm mũi, viêm họng vì có thể sẽ dẫn đến viêm xoang.

Các triệu chứng viêm xoang thường gặp

Triệu chứng của bệnh viêm xoang ở trẻ em thường ít và khó chẩn đoán hơn biểu hiện viêm xoang ở người lớn.

  • Chảy mũi đặc, xanh hay vàng, có mùi tanh.
  • Ho do đàm, dịch chảy xuống họng thanh quản.
  • Sốt nhẹ hay sốt cao tùy theo mức độ bội nhiễm phối hợp với viêm amidan.
  • Thở hôi, khò khè.
  • Trẻ quấy khóc do nghẹt mũi, phải há mồm để thở.
  • Ho, hắt hơi, đôi khi có buồn nôn, đau đầu (với trẻ nhỏ thì biểu hiện quấy khóc và ít chịu chơi).
  • Đồng thời thường mệt mỏi, da xanh, trẻ lười ăn, ăn kém và khó ngủ.
Khi bị viêm xoang trẻ có thể ho, hắt hơi, đôi khi có buồn nôn, đau đầu…

Nhiều biến chứng tai hại

Nếu bệnh viêm xoang ở trẻ em mà không được điều trị hoặc điều trị không triệt để có thể dẫn tới những biến chứng viêm xoang nguy hiểm sau này.

Bệnh đường hô hấp mạn tính:

– Viêm phế quản mạn tính: Trẻ hay ho, khạc đờm đôi khi lẫn máu, sốt nhẹ về chiều, chán ăn, chảy mũi kéo dài từ một đến vài tuần. Bệnh thường do viêm xoang hàm và xoang sàng.

– Viêm họng mạn tính: trẻ thường xuyên đau họng, nuốt vướng do mủ liên tục chảy xuống họng gây ra đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu, nghẹt thở,…

– Ảnh hưởng đến thị lực: do các xoang ở vị trí bao quanh ổ mắt nên khi viêm xoang tiến triển lâu dài có thể làm ảnh hưởng tới mắt: 

  • Giảm thị lực: Khi viêm xoang cấp, thị lực sẽ giảm rất nhanh do viêm dây thần kinh thị giác, nhưng sau vài tuần tự nhiên hồi phục. Trường hợp bị viêm xoang mạn, hai mắt đều mờ, thị lực và thị trường đều giảm.
  • Viêm xung quanh mắt: nhiễm trùng ổ mắt, túi lệ, mí mắt,… khiến trẻ bị sưng nề quanh mắt, đau nhức rất khó chịu, có thể ảnh hưởng đến thị lực.

Viêm tắc mạch máu.

Viêm xoang dẫn đến tắc mạch cung cấp máu cho xương sọ có thể gây viêm cốt tủy, trẻ thấy đau nhức ở vùng xương bị viêm: trán, thái dương,…, đồng thời vùng đó sưng lên, tạo thành ổ áp xe. Ngoài ra, viêm tắc tĩnh mạch xoang có thể gây nên các triệu chứng: sốt cao, rét run, nhức đầu, cứng gáy,… tình trạng rất nặng hơn có thể gây tử vong ở trẻ.

Biến chứng bệnh viêm xoang tình trạng nặng có thể gây tử vong ở trẻ

Viêm màng não – não, áp xe não.

Trẻ có biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng và tăng áp lực trong sọ: sốt cao, có thể co giật, nôn, buồn nôn, nhức đầu tăng dần, nhìn mờ,…Đồng thời thường mệt mỏi, da xanh, trẻ lười ăn, ăn kém và khó ngủ.

Bệnh viêm xoang ở trẻ em là bệnh phổ biến gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Giữ môi trường sống sạch sẽ và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng là một cách đơn giản nhưng hiệu quả giúp các mẹ có thể phòng tránh bệnh cho bé.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *