Trong cuộc sống hiện nay, các vấn đề về xương khớp luôn là nỗi lo của nhiều người, bởi các bệnh cột sống như gai cột sống, thoái hóa cột sống,…làm ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, vận động, học tập. Tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng trẻ hóa do những thói quen hằng ngày cũng có thể tiềm ẩn những nguyên nhân gai cột sống.
Những nguyên nhân gây gai cột sống
Gai cột sống không phải là vấn đề trên đĩa đệm, khớp hay xương cụ thể mà toàn bộ xương cột sống có thể bị ảnh hưởng trong trường hợp này; khi cột sống, khớp và đĩa đệm cột sống có thể bị mòn. Đĩa co lại, giảm khả năng đệm, xương và dây chằng của cột sống dày lên rồi chiếm chỗ trong ống sống. Đôi khi sự thoái hóa, xương sống bị rách hoặc các cấu trúc khác của cột sống có thể gây thêm áp lực lên dây thần kinh, tủy sống gây tê, yếu và đau. Dưới đây là những nguyên nhân gai cột sống cụ thể:
Thoái hóa cột sống
Trong bệnh lý thoái hóa cột sống, đĩa đệm bị thoái hóa, xẹp xuống; sụn khớp bị hao mòn hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ sát lên nhau. Lúc này, cơ thể sẽ tự điều hòa bằng cách tăng sinh, tái cấu trúc bù vào chỗ tổn thương. Kết quả là hình thành gai xương. Ban đầu là tăng diện tích tiếp xúc giữa thân đốt sống, có tác dụng giảm tải, dàn đều lực lên đốt sống bị tổn thương. Tuy nhiên khi gai xương trở nên to và dài sẽ chèn ép vào các tổ chức xung quanh và dây thần kinh gây đau.
Viêm khớp cột sống mạn tính
Các bệnh lý về cột sống mạn tính như: viêm cột sống dính khớp, viêm đốt sống đĩa đệm do nhiễm khuẩn hay lao cột sống có thể là nguyên nhân gai cột sống. Quá trình viêm ảnh hưởng đến toàn bộ cột sống dần dần đốt sống bị xơ hóa, hình thành gai xương hoặc do lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống. Đây là một trong những nguyên nhân gai cột sống có thể xảy ra ở những người trẻ tuổi.
Chấn thương, tai nạn
Gai xương cũng có thể là hậu quả của việc xương tự tu bổ sau khi liên tục gặp các chấn thương do sức ép, va chạm.
Ở những người làm nghề khuân vác nặng hoặc các vận động viên cử tạ, cột sống phải chịu nhiều áp lực, hay gặp những vi chấn thương lặp đi lặp lại tác động xấu đến cột sống, cơ thể sẽ phản ứng lại để sửa chữa nơi bị tổn thương dẫn đến sự hình thành gai cột sống.
Ngoài ra, những người thừa cân béo phì, ngồi nhiều, ít vận động cũng có nguy cơ cao bị gai cột sống.
Biểu hiện của bệnh gai cột sống
Gai cột sống thường xuất hiện trong một thời gian dài, biểu hiện sớm của bệnh hầu như là xuất hiện các cơn đau âm ỉ tăng dần theo kích thước của gai. Một số biểu hiện sớm mà bạn nên cảnh giác là:
- Xuất hiện cơn đau do gai xương cọ xát với các mô mềm ở xung quanh như dây chằng, hoặc chèn ép các dây thần kinh. Cơn đau xuất hiện nặng hơn trong trường hợp vận động mạnh hoặc đi lại.
- Nếu gai mọc ở đốt sống cổ thì cơn đau có thể lan truyền xuống cánh tay và gây đau đầu.
- Gai cột sống lưng thì cơn đau lan xuống lưng và chân, tùy vào mức độ chèn ép các rễ dây thần kinh mà những cơn đau có thể xuất hiện, đau khi cúi người xuống.
- Tê tay chân và một số vùng khác lân cận.
Với những nguyên nhân gai cột sống nêu trên bạn sẽ biết rõ vì sao mình mắc bệnh, từ đó biết cách gai cột sống phải làm sao để chữa trị phù hợp nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.