Hội chứng Catatonia: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tổng quan bệnh Hội chứng Catatonia

Catatonia hay còn gọi là hội chứng căng trương lực, là một rối loạn tâm thần và ảnh hưởng đến khả năng di chuyển bình thường của một người. Những người bị ảnh hưởng có thể gặp phổ biến nhất là sững sờ (người bệnh không thể di chuyển, nói chuyện hoặc phản ứng với kích thích. Tuy nhiên, một số người bị hội chứng Catatonia có thể vận động quá mức và có hành vi bạo lực.

Catatonia là một bệnh lý biểu hiện lâm sàng cốt lõi của bệnh là rối loạn vận động. Trước đó vào đầu thế kỷ XX, catatonia chỉ được coi là một phân nhóm của tâm thần phân liệt. Ngày nay thường liên quan đến rối loạn tâm thần và tình cảm, bệnh soma và thần kinh, và ngộ độc.

Catatonia có thể xuất hiện bất cứ khi nào, thường kéo dài từ vài giờ đến nhiều nhất là 10 ngày. Hội chứng này có thể xuất hiện thường xuyên trong nhiều năm sau khi mắc phải. Các chuyên gia sức khỏe tâm thần phân loại Catatonia thành ba nhóm: chậm, ác tính và phấn khích.

Catatonia dạng chậm là tình trạng phổ biến nhất, khiến người bệnh vận động chậm. Người bệnh có thể nhìn chằm chằm vào khoảng không và thường không nói chuyện.

Catatonia ác tính làm người bệnh mê sảng và sốt. Họ cũng có thể có nhịp tim nhanh và huyết áp cao.

Người bị Catatonia phấn khích thường không ngừng vận động và kích động. Đôi khi, họ cũng có thái độ hung hăng với người khác.

Trầm cảm catatonic là một loại trầm cảm khiến ai đó không nói nên lời và bất động trong một thời gian dài. Mặc dù trầm cảm catatonic từng được coi là một rối loạn riêng biệt. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân vẫn nằm trong cái gọi là tư thế: với đôi mắt khép kín, ở bất kỳ mặt nào có chân cong và tay ép vào thân cây. Ví dụ: Với tiêu cực thụ động, bệnh nhân hoàn toàn không phản ứng với bất kỳ cuộc gọi đến. Với sự tiêu cực chủ động, bệnh nhân ngược lại, chủ động chống lại tất cả các yêu cầu.       

Hỗn loạn Catatonic: Một điểm khác biệt đáng chú ý của kích thích là nó xảy ra trong giới hạn không gian giới hạn (bệnh nhân có thể không ngừng bước từ chân đến chân, đứng ở cùng một vị trí, nhảy lên giường, trong khi vẫy tay trong một cách rập khuôn). Đôi khi, bệnh nhân có thể quan sát các cử động sao chép (echopraxia), hoặc những lời của người khác (echolalia) mà không tiết lộ lời nói tự phát.

Sự hưng phấn của Catatonic khá thường xuyên kết hợp hội chứng thần kinh, được đặc trưng bởi sự vui vẻ, trống rỗng, trống rỗng, hoặc phong cách sống không trống rỗng. Những bệnh nhân này la ó, cằn nhằn, cackle, hiển thị ngôn ngữ, xây dựng khuôn mặt, xoắn; đôi khi nó có thể là vô nghĩa cho những từ vần, hoặc lúng túng một điều gì đó không rõ; sao chép cử chỉ và phong trào của người khác, chào đón họ bằng cách kéo chân thay vì tay, đi bộ hạt giống, hoặc chải chân cao.

Nguyên nhân bệnh Hội chứng Catatonia

Các nguyên nhân phổ biến gây ra hội chứng Catatonia bao gồm rối loạn tâm thần, rối loạn căng thẳng sau chấn thương và bệnh Parkinson.

  • Catatonia cũng có thể  là một tác dụng phụ hiếm của một số loại thuốc dùng để điều trị các bệnh tâm thần (Nếu nghi ngờ rằng một loại thuốc gây ra Catatonia, hãy đi cấp cứu ngay lập tức). Ngừng dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như clozapine, có thể gây ra Catatonia.
  • Các nghiên cứu hình ảnh đã cho thấy một số người mắc bệnh Catatonia mãn tính có thể có bất thường ở não. Điều này đặc biệt đúng với thùy trán hoặc đồi thị.
  • Các nhà nghiên cứu tin rằng trầm cảm một phần là do sự sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh không đều. Chất dẫn truyền thần kinh là hóa chất trong não cho phép các tế bào giao tiếp với nhau.
  • Các chất dẫn truyền thần kinh thường liên quan đến trầm cảm là serotonin và norepinephrine. Thuốc chống trầm cảm, như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) và thuốc ức chế tái hấp thu serotonin- norepinephrine (SNRI), hoạt động bằng cách tác động lên hai hóa chất cụ thể đó.
  • Catatonia được cho là gây ra bởi sự bất thường trong dopamine, axit gamma-aminobutyric (GABA) và hệ thống dẫn truyền thần kinh glutamate. Nó thường đi kèm với một bệnh thần kinh, tâm thần hoặc thể chất tiềm ẩn. Do đó, bác sĩ phải tập trung vào nguyên nhân để điều trị các triệu chứng catatonia thành công.

Triệu chứng bệnh Hội chứng Catatonia

Các triệu chứng phổ biến của hội chứng Catatonia:

Hội chứng Catatonia: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
  • Trạng thái sững sờ (không có khả năng di chuyển hoặc phản ứng với xung quanh), chứng giữ nguyên tư thế.
  • Im lặng (ít hoặc không nói).
  • Uốn sáp tạo hình: người bệnh được “nặn” ở một tư thế và tư thế này sẽ được duy trì.
  • Phủ định: hành vi chống lại mệnh lệnh, yêu cầu của người khác.
  • Định hình: kiểu vận động lặp đi lặp lại không có mục đích.
  • Kiểu cách: hành động có mục đích nhưng thể hiện một cách kì lạ, thái quá, không phù hợp với hoàn cảnh như chào, vuốt tóc…
  • Kích động: kích động không có mục đích và không bị ảnh hưởng bởi các kích thích từ bên ngoài.
  • Hiện tượng lặp lại: nhại lời, nhại động tác.
  • Cảm giác buồn bã, có thể xảy ra mỗi ngày. Mất hứng thú trong hầu hết các hoạt động.
  • Tăng hoặc giảm cân đột ngột.
  • Sự thay đổi khẩu vị, khó ngủ, khó ra khỏi giường. Cảm giác bồn chồn, cáu  gắt, cảm giác vô dụng, cảm giác tội lỗi, mệt mỏi, khó tập trung, khó suy nghĩ, khó đưa ra quyết định đúng, ý nghĩ tự tử hay chết.

Đối tượng nguy cơ bệnh Hội chứng Catatonia

Tỷ lệ mắc hội chứng Catatonia trên toàn thế giới vẫn chưa rõ. Một vài nghiên cứu dịch tễ học cho thấy tỷ lệ mắc Catatonia rất khác nhau giữa các khu vực địa lý trên thế giới. Mặc khác, nhiều người hợp mắc Catatonia có thể vẫn chưa được chẩn đoán.

Catatonia có thể ít được chẩn đoán hơn ở các nước đang phát triển vì bác sĩ không xác định được tình trạng của người bệnh.

Hội chứng Catatonia rất hiếm xảy ra ở trẻ dưới 18 tuổi, mà thường xuất hiện ở thanh niên và người lớn.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Catatonia gồm:

  • Nữ giới.
  • Người lớn tuổi.
  • Tâm thần phân liệt.
  • Trầm cảm sau sinh.
  • Sử dụng cocain.
  • Nồng độ natri trong máu thấp.
  • Sử dụng một số loại thuốc, như ciprofloxacin.

Phòng ngừa bệnh Hội chứng Catatonia

Có thể áp dụng một số lối sống và chế độ sinh hoạt lành mạnh tại nhà để kiểm soát hội chứng Catatonia như:

  • Tìm hiểu rõ về bệnh và tình hình sức khỏe. Điều này sẽ tạo động lực để tuân theo kế hoạch điều trị.
  • Có các sở thích lành mạnh, như các hoạt động giải trí hoặc tập thể dục.
  • Kiểm soát căng thẳng và học cách thư giãn qua các bài tập thiền hoặc yoga.
  • Quan sát các dấu hiệu trước khi hội chứng xuất hiện. Lập kế hoạch phù hợp để trong trường hợp các triệu chứng quay trở lại, có thể xử lý nó ngay.
  • Tránh uống rượu và dùng các chất gây nghiện. Rượu và các chất gây nghiện có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của hội chứng này.
  • Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và không được bỏ liều.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Hội chứng Catatonia

Không có xét nghiệm đặc biệt giúp chẩn đoán hội chứng Catatonia. Để phát hiện tình trạng này, bác sĩ sẽ cho làm các xét nghiệm và kiểm tra thể chất để loại trừ các tình trạng khác.

Thang đánh giá Catatonia của Bush-Francis là một xét nghiệm thường được sử dụng để chẩn đoán Catatonia. Thang đo này có 23 mục được ghi điểm từ 0–3.

  • 0: không có triệu chứng.
  • 3: đã có triệu chứng bệnh.

Người có thứ hạng cao trong thang đánh giá thường đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị bằng benzodiazepene.

  • Xét nghiệm máu có thể loại bỏ mất cân bằng điện giải. Điều này có thể gây ra những thay đổi ở các chức năng tâm thần. Xét nghiệm máu fibrin D-dimer có thể giúp chẩn đoán Catatonia. Nếu kết quả xét nghiệm là 500mg/ml,  có khả năng mắc hội chứng.
  • Chụp CT hoặc MRI giúp bác sĩ quan sát được não để loại trừ các vấn đề về khối u não hoặc sưng não.

Các biện pháp điều trị bệnh Hội chứng Catatonata

Phương pháp điều trị trầm cảm catatonic:

Hội chứng Catatonia: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
  • Các thuốc giảm đau: các thuốc nhóm an thần là một nhóm thuốc thần kinh giúp tăng cường hiệu quả của chất dẫn truyền thần kinh GABA.
  • Ở hầu hết mọi người, những loại thuốc này có hiệu quả để làm giảm nhanh các triệu chứng catatonic, bảo gồm lo lắng, co thắt cơ bắp và mất ngủ. Tuy nhiên, các loại thuốc benzodiazepin cũng gây nghiện cao, do đó chúng thường được sử dụng như một phương pháp điều trị ngắn hạn.
  • Liệu pháp chống co giật (ECT) hay còn gọi là liệu pháp sốc điện cho đến nay là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đới với trầm cảm catatonic. Nó liên quan đến việc gắn các điện cực vào đầu gửi các xung điện đến não, gây ra cơn động kinh. Mặc dù ECT hiện được coi là một phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả cho một loạt các rối loạn tâm trạng và các bệnh tâm thầnk, nhưng vẫn còn một sự kỳ thị xung quanh nó. Kết quả là, hiện tại nó bị tụt hậu so với các loại thuốc benzodiazepin như là phương pháp điều trị chính cho các triệu chứng catatonic.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *