Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hạ đường huyết đúng cách

Hạ đường huyết khiến cho cơ thể suy yếu và cũng không đủ năng lượng để hoạt động được như bình thường. Không những thế, hạ đường huyết còn có nguy cơ dẫn đến các triệu chứng và biến chứng nguy hiểm khác. Vậy nên chúng ta cần phải có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hạ đường huyết đúng cách.

Phòng ngừa hạ đường huyết đúng cách

Đầu tiên, để phòng ngừa hạ đường huyết, bệnh nhân cần lưu ý ăn đúng giờ và tuyệt đối không bỏ bữa, không nên ăn trễ hoặc ăn quá ít. Đồng thời, hãy chú ý tiêm insulin đúng liều quy định và mang theo carbohydrate khi uống rượu. Ngoài ra, nếu tập thể dục vừa hoặc nặng thường xuyên bạn cũng nên bổ sung thêm carbohydrate (khoảng 2 cái bánh quy hoặc 1 bánh sandwich…).Cuối cùng là bệnh nhân cũng đừng quên thường xuyên kiểm tra huyết theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tiêm insulin đúng liều để tránh nguy cơ hạ đường huyết.

Hãy lưu ý rằng nếu đường huyết trong máu bạn quá thấp hoặc quá cao thì đều dễ dẫn đến nhiều biến chứng sớm. Thường các biến chứng của bệnh chính là biến chứng về mắt, tim, tai biến mạch máu não… Thế nên nếu để tình trạng hạ đường huyết thường xuyên xảy ra sẽ rất nguy hiểm. Do đó, hãy lưu ý có một kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hạ đường huyết cụ thể và hiệu quả để tình trạng bệnh được cải thiện sớm.

Song song đó, chế độ ăn và cả chế độ tập luyện của bệnh nhân cũng phải được cố định để bác sĩ có thể căn chỉnh liều lượng thuốc theo chế độ đó, từ đó lượng đường mới ổn định được. Bệnh nhân cũng tuyệt đối không nên tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ, bởi nó có thể khiến thuốc điều trị không được hiệu quả.

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hạ đường huyết

Để điều trị bệnh hạ đường huyết, chúng ta cần lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hạ đường huyết một cách hiệu quả. Bệnh nhân cần nhận biết rõ nguyên nhân hạ đường huyết và dấu hiệu cảnh báo, đồng thời có phương án xử trí hạ đường huyết như là luôn có đường dự trữ trong người. Ngoài ra, hãy trao đổi với bác sĩ nếu có sự thay đổi về lối sống và sinh hoạt, ăn uống hằng ngày.

Bệnh nhân nên được thử đường huyết tại nhà bằng máy đo đường huyết khi có các triệu chứng của hạ đường huyết. Nếu đường huyết là ở mức thấp thì có thể ăn hoặc uống 10 – 20 gram carbohydrate (150 ml Coca, 2 muỗng cà phê mứt hoặc mật ong…). Sau đó khoảng 15 – 20 phút thì hãy thử đường huyết lại lần thứ 2. Nếu lúc đó lượng đường có trong máu vẫn còn thấp thì hãy ăn các loại thực phẩm nêu trên 1 lần nữa.

Nếu cuối cùng lượng đường có trong máu thử lần 2 bình thường, thì khoảng hơn 1 tiếng sau hãy ăn bữa tiếp theo. Bữa này cần ăn nhẹ và nhỏ với carbohydrate và protein (một lát bánh mì với bơ đậu phộng hoặc 6 bánh quy).

Có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hạ đường huyết để cơ thể mau chóng phục hồi khỏe mạnh.

Ngoài ra, kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hạ đường huyết cũng không thể thiếu phần dinh dưỡng. Các loại thực phẩm nên sử dụng cho bệnh nhân hạ đường huyết có thể kể đến như là: 4 muỗng cà phê đường cát, 1 muỗng canh mật ong, 1 muỗng canh siro, 2 viên đường glucose, 1/2 chén nước trái cây…

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *