Liệu trẻ em có bị bướu cổ đơn thuần không?

Liệu trẻ em có bị bướu cổ đơn thuần không? Trẻ em đặc biệt ở giai đoạn tuổi dậy thì cơ thể của trẻ có nhu cầu hormone tuyến giáp vì thế dễ gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa hormone tuyến giáp và gây bệnh bướu cổ đơn thuần.

Tìm hiểu về bệnh bướu cổ đơn thuần

Bướu cổ đơn thuần là tình trạng tuyến giáp có sự gia tăng về thể tích, lan tỏa hay khu trú. Bướu cổ đơn thuần không kèm theo dấu hiệu tăng hay giảm chức năng tuyến giáp, không viêm cấp, bán cấp, mạn tính hoặc ác tính. Nguyên nhân cơ bản gây bướu cổ là do thiếu iod. Hằng ngày, cơ thể cần 150-200 mcg iod nguồn gốc từ thức ăn, nước uống, không khí…

Vùng được gọi là vùng thiếu iod khi nước uống, động vật, thực vật ở đó cũng bị thiếu iod, hậu quả là cơ thể không nhận đủ số lượng iod cần thiết.

Trẻ em có bị bướu cổ không? Các dấu hiệu của bệnh bướu cổ ở trẻ em

Tuyến giáp phình to: Thiếu một lượng nhỏ i-ốt, tuyến giáp sẽ phình to để sản xuất đủ lượng hormon tuyến giáp cho cơ thể. Khi đó, cơ thể sẽ có biểu hiện bướu cổ. Thiếu i-ốt nhiều và trong thời gian dài, mặc dù tuyên giáp đã phình to và làm việc tích cực nhưng vẫn không thể sản xuất đủ lượng hormone cần thiết cho cơ thể.

Cổ bị sưng lên bất thường: Cổ bị cứng và bành ra: Nếu cái bướu của trẻ lớn, bạn có thể nhìn thấy thấy cổ của trẻ bị cứng và bành ra là triệu chứng bướu cổ đơn thuần tiêu biểu. Nhưng trong nhiều trường hợp, khi bướu chỉ mới phát sinh hoặc còn nhỏ thì hầu như bạn không thể cảm nhận được.

Cảm thấy đau cổ họng: Nếu trẻ luôn cảm thấy cổ họng mình bị đau, rát khó chịu, mặt khác luôn cảm thấy cổ họng bị ứ đầy thì rất có thể trẻ bị bướu cổ. Cha mẹ cần đưa con đến trung tâm y tế kịp thời để được thăm khám.

Trẻ bị bướu cổ thường có các triệu chứng rối loạn cảm xúc, không điều chỉnh được cảm xúc của bản thân

Khó nuốt, khó thở: Trẻ em có bị bướu cổ không? Khi mà trẻ bị bướu cổ ở giai đoạn nặng hơn thì lúc này những vết sưng có thể chèn ép vào thực quản, khí quản gây khó nuốt, khó thở. Việc ăn uống của trẻ vì vậy cũng khó khăn, trẻ sẽ biếng ăn dẫn đến sự suy dinh dưỡng.

Hồi hộp, căng thẳng: Trẻ bị bướu cổ thường có các triệu chứng rối loạn cảm xúc, không điều chỉnh được cảm xúc của bản thân, thường dễ bị kích động, hồi hộp, căng thẳng, hay bị run và đổ mồ hôi nhiều trong lòng bàn tay, đôi lúc còn bị đánh trống ngực, đau tim thoáng qua…

Trẻ em có bị bướu cổ không? Hậu quả của bướu cổ ở trẻ em

Trí nhớ giảm sút: Bướu cổ đơn thuần ở trẻ em cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây suy giảm trí nhớ ở trẻ. Nếu trẻ có những biểu hiện mau quên, ngay cả những việc vừa thực hiện thì cha mẹ cần hết sức chú ý.

Thay đổi giọng nói: trẻ bị bướu cổ thường có sự thay đổi về giọng nói. Từ giọng trong trẻo sẽ chuyển sang giọng khan khan, rin rít do ảnh hưởng từ việc tuyến giáp bị sưng, tác động đến thanh quản.

Sức khỏe suy giảm: Bướu cổ có thể khiến cho cơ thể trẻ luôn trong tình trạng mệt mỏi, da xanh xao, tóc thì bị yếu, khô và dễ gãy. Vấn đề đường ruột của trẻ cũng không được hoạt động tốt nên có thể bị táo bón thường xuyên.

Trẻ em có bị bướu cổ không? Bướu cổ đơn thuần ở trẻ em cũng như người lớn có thể tự khỏi, đôi khi gây một số biến chứng chèn ép vào khí quản, thực quản, đần độn, giảm trí tuệ, chậm phát triển thể chất, cường giáp.

Bệnh có thể điều trị nội khoa bằng cách dùng hoóc môn giáp trạng theo chỉ định của bác sỹ, đa số trường hợp diễn biến tốt. Phẫu thuật được chỉ định khi điều trị nội khoa lâu ngày không đỡ và trở thành bướu nhân. Bướu nhiều nhân, bướu quá to sẽ gây chèn ép làm khó nuốt, bướu lạc chỗ hoặc bướu có xu hướng ác tính.

Cách chữa bệnh bướu cổ ở trẻ em

Do phần lớn trẻ bị bướu cổ đơn thuần nên dễ điều trị và tỷ lệ khỏi rất cao. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không phát hiện sớm, trẻ có khả năng chậm phát triển và khả năng chữa khỏi trong trường hợp này có rủi ro khá cao, như trẻ bị đần độn, chậm phát triển…và khó có thể hồi phục được bình thường.

Cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất đề khám, chẩn đoán và điều trị bướu cổ ngày khi phát hiện hay nghi ngờ trẻ bị bướu cổ. Bằng các phương pháp siêu âm tuyến giáp, hoặc xét nghiệm hormon tuyến giáp, bác sĩ chẩn đoán bệnh và kịp thời bổ sung chế độ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.

Trẻ em có bị bướu cổ không? Trong trường hợp bướu cổ còn nhỏ, hormon tuyến giáp còn ổn định, cha mẹ nên bổ sung thêm I – ốt vào trong bữa ăn cho trẻ. Còn nếu bướu tăng dần kích thước và to ra thì nên bổ sung hormon tuyến giáp theo chỉ định của bác sĩ. Tùy theo từng trường hợp, thời gian điều trị có thể kéo dài từ 6 đến 24 tháng.

Do phần lớn trẻ bị bướu cổ đơn thuần nên dễ điều trị và tỷ lệ khỏi rất cao

Ngoài ra, có thể sử dụng phẫu thuật cắt bỏ bướu để tránh ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Trẻ em có bị bướu cổ không? Cách phòng bệnh

Ăn các thức ăn giàu iod như cá, mắm tôm, nước mắm…, nhất là các thức ăn có nguồn gốc từ biển để bổ sung lượng iod cho cơ thể. Dùng nước sạch, luôn vệ sinh nhà ở, chỗ ở thường xuyên. Trồng cây phủ xanh đồi trọc chống xói mòn, chữa trị kịp thời các bệnh tiêu hóa, dùng thuốc hợp lý…

Dùng muối iod là phương pháp phòng bệnh rất tốt. Trộn iodua vào muối ăn theo tỷ lệ 1/20.000-1/40.000, hoặc theo Tổ chức Y tế Thế giới: 20 mg/kg. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng các loại dầu iod đường tiêm hoặc đường uống (lipiodol để phòng bướu cổ đơn thuần.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *