Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi đang trở thành vấn đề đáng báo động. Cha mẹ cần tìm hiểu cách phòng tránh để con được phát triển toàn diện.
Hiện tượng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi đều có những dấu hiệu rất rõ ràng. Trẻ chậm lớn, nhiều tháng liền không thấy tăng cân, không cao thêm. Dưới 5 tuổi là một trong những giai đoạn trẻ phát triển vượt trội về thể chất (sau giai đoạn dậy thì). Do đó, nếu chẳng may thời điểm này trẻ bị nhẹ cân, thấp còi sẽ rất khó để có nền tảng cho sự phát triển về sau này.
Ngoài ra, trẻ bị suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi thường dễ nhiễm phải các bệnh nhiễm khuẩn do sức đề kháng kém. Các virus, vi khuẩn từ môi trường thâm nhập và tồn tại rất lâu trong cơ thể. Mỗi khi có điều kiện thuận lợi chúng sẽ hoạt động trở lại và gây bệnh. Thường thì trẻ bị những căn bệnh này rất lâu khỏi hoặc nếu khỏi sẽ tái đi tái lại trong rất nhiều năm. Chính vì thế điều cần làm là cha mẹ phải biết cách phòng tránh được suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi để con có tương lai thông minh, khỏe mạnh.
Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi
Để phòng tránh căn bệnh này trước hết cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân của chúng. Tính tới thời điểm hiện tại có 2 nguyên nhân chính gây ra suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi:
- Nguyên nhân trực tiếp:
- Do chế độ ăn uống không khoa học.
- Những trẻ không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
- Cha mẹ nấu và cho con ăn đồ không phù hợp với lứa tuổi. Ví dụ không có thời gian cho bé thích nghi chuyển dần dần từ bú sữa mẹ hoàn toàn sang ăn bổ sung và ăn dặm.
- Gia đình không tạo thói quen sinh hoạt, ăn ngủ đúng giờ, đủ bữa cũng khiến trẻ bị suy dinh dưỡng còi xương.
- Nguyên nhân gián tiếp:
- Khi mang thai mẹ không được cung cấp đủ dinh dưỡng làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai và suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi.
- Nhiều trường hợp thai phụ không tiêm phòng đầy đủ, không tẩy giun cũng làm con dễ suy dinh dưỡng.
Phương pháp phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi
Biện pháp hàng đầu để phòng tránh suy dinh dưỡng cho trẻ là chế độ dinh dưỡng hợp lý.
- Từ 0 – 6 tháng tuổi: Trong vòng 1 giờ sau khi chào đời bé cần được bú sữa mẹ (sữa non). 6 tháng tiếp theo bé bú hoàn toàn sữa mẹ, nếu mẹ thiếu sữa có thể bổ sung bằng sữa công thức. Nhưng không nên dùng sữa công thức để thay thế cho sữa mẹ. Từ tháng 6 tới tháng 12, bé kết hợp giữa ăn dặm và bú sữa.
- Từ 6 tháng đến 1 tuổi: Bé chuyển dần dần từ bú sữa mẹ hoàn toàn sang bú sữa kết hợp ăn dặm. Tuy nhiên trước đó phải cho bé tập thích nghi, nên chọn các món giàu canxi, vitamin D3.
- Từ 1 tới 2 tuổi: Bé có thể ăn được nhiểu món ăn hơn. Để tránh khiến bé sợ ăn, biếng ăn mẹ nên cho bé ăn đa dạng nhiều món. Các món ăn nên được băm nhỏ, xay nhuyễn, không chế biến món ăn quá đặc hay quá lỏng. Ngoài 3 bữa chính cần cho bé ăn thêm khoảng 2 bữa phụ.
- Từ 2 tới 5 tuổi: Người ta gọi đây là giai đoạn phát triển vàng của bé. Chính vì thế tầm vóc, cân nặng, thể lực của bé trong giai đoạn này quyết định rất lớn tới sự phát triển của trẻ về sau này. Ngoài 3 bữa chính trong ngày cần cho bé ăn thêm khoảng 3 bữa phụ. Cho bé ăn thêm nhiều rau, củ, quả,… tạo thói quen uống đủ nước. Khẩu phần ăn giai đoạn này nhất định phải có: chất đạm, chất bột, chất béo, các loại vitamin và khoáng chất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.