Mục cóc: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tổng quan bệnh Mục cóc

Mụn cóc là bệnh da liễu thường gặp do virus HPV (Human Papilloma Virus) gây ra. Virus HPV này xâm nhập vào da qua những vết trầy xước bên ngoài, tạo thành những u nhỏ lành tính, bề mặt sần sùi, gọi là mụn cóc.

Mụn cóc có rất nhiều loại khác nhau, trong đó, mụn cóc thông thường mọc ở bàn tay, cánh tay và cẳng chân. Tuy không phải bệnh lý đặc biệt nghiêm trọng nhưng mụn cóc xuất hiện gây mất thẩm mỹ, làm người bệnh khó chịu do mất nhiều thời gian điều trị và nguy cơ lây nhiễm rất cao (như sử dụng chung đồ dùng cá nhân,…). Không những vậy, mụn cóc có thể tự lây nhiễm trên bản thân người bệnh (từ vị trí ban đầu lan sang vùng da lân cận hay vùng da trực tiếp tiếp xúc do gãi, cào, chạm, sờ, cầm nắm,…). Thông thường các mụn cóc này sẽ phát triển rồi lây lan rất nhanh.

Đây là bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, cả nam và nữ. Tuy nhiên tỷ lệ trẻ em bị mụn cóc thường cao hơn do hay tiếp xúc với môi trường chứa nhiều virus HPV (nghịch đất, cát, cắn móng tay, không đi giày dép,…).

Dựa vào khu vực nổi mụn và hình dạng của mụn, mụn cóc được chia làm nhiều loại:

  • Mụn cóc thông thường: phát triển ở khu vực bàn tay, ngón tay, xung quanh móng. Mụn thường có hình dạng chấm nhỏ màu đen, sần sùi; thường xuất hiện ở những vùng da bị xước như do cắn móng tay hay cắt tỉa móng tay…
  • Mụn cóc dạng sợi mảnh: là những nốt mụn dài và mảnh mọc trên da, thường ở xung quanh mắt, mũi, miệng và phát triển rất nhanh theo cấp số nhân. Với những bệnh nhân bị nhiễm HIV, cơ thể bị suy giảm hệ thống miễn dịch, khả năng chống lại virus gây mụn cóc gần như không có.
  • Mụn cóc phẳng: là những nốt mụn nhỏ (kích thước từ 1mm đến 5mm) và ít sần sùi hơn, nhìn và sờ kĩ mới phát hiện được. Mụn cóc dạng này có thể mọc ở bất cứ nơi nào, thường trẻ em bị nổi ngay trên mặt, nữ giới bị nổi ngay trên bàn chân và nam giới bị mọc mụn ở những khu vực mọc râu. Chúng thường lây lan nhanh, nhiều lúc có thể xuất hiện hàng chục nốt trên tay, có khi mọc thành vệt dài gọi là hiện tượng Koebner. Vị trí thường gặp ở lưng bàn tay, cẳng tay, mặt cổ. Khi mụn cóc đã lây lan nhiều, việc điều trị cần được thực hiện nhiều lần rất mất thời giờ.
  • Mụn cóc ở chân: thường xuất hiện ở gót chân hoặc lòng bàn chân, khiến người bệnh khó chịu và đau đớn khi di chuyển do chạm vào nốt mụn.

Nguyên nhân bệnh Mục cóc

Nguyên nhân gây mụn cóc thể bao gồm:

Virus human papillomavirus (HPV) xâm nhập vào cơ thể qua các vết trầy xước hay vết rách trên da. Khi vào trong cơ thể, các virus phát triển và kích thích các tế bào trên bề mặt da, gây ra mụn cóc.

Có hơn 60 chủng loại virus HPV khác nhau. Mụn cóc có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên da, trong đó có một tên khác nhau như mụn cóc thông thường, mụn cóc phẳng, mụn cóc filiform, mụn cóc periungual nhưng chỉ có những người xuất hiện trên lòng bàn chân được gọi là mụn cóc ở bàn chân.

Mụn cóc thể được truyền từ bộ phận này sang bộ phận khác trên cơ thể người bệnh hay từ người bệnh này sang người khác. Việc cào và nặn mụn có thể làm lây lan mụn cóc. Da ẩm do ngâm nước hay có vết trầy xước, vết cắt thường trở nên dễ bị nhiễm trùng và hình thành mụn cóc. Thông thường, mụn cóc phải qua khoảng vài tháng để phát triển kích thước và xuất hiện trên da nên hầu như không ai phát hiện ra mụn cóc đang mọc trên cơ thể mình.

Triệu chứng bệnh Mục cóc

Những dấu hiệu và triệu chứng của mụn cóc thường là:

Mụn cóc thường gây khó chịu trên da. Đôi khi mụn cóc gây ra chảy máu nếu mụn xuất hiện ở trên mặt hay đầu. Mụn cóc bàn chân thường rộp và sưng lên, có thể gây đau và dễ vỡ khi bước đi. Mụn cóc quanh móng chân có thể làm nứt nẻ và đau. Một số trường hợp mụn cóc bàn chân có thể tự biến mất sau nhiều tháng hay nhiều năm, nhưng đa số vẫn tồn tại, phát triển và lây lan trong thời gian dài. Vì vậy, khi chúng phát triển nhiều, to, đau, chảy máu khi va chạm, làm khó chịu, mất thẩm mỹ thì cần phải điều trị. Mụn cóc là những u sùi lành tính ngoài da, vì vậy việc điều trị cũng phải lành tính, không gây hại cho bệnh nhân và giảm thiểu tối đa các tác dụng phụ.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn kịp thời.

Mục cóc: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Đối tượng nguy cơ bệnh Mục cóc

  • Lứa tuổi: trẻ em và thanh thiếu niên.
  • Hệ miễn dịch cơ thể: những người có hệ miễn dịch suy yếu, ví dụ như người bị bệnh HIV/AIDS hoặc những người đã cấy ghép nội tạng.
  • Thói quen sinh hoạt: đi lại bằng chân trần trên các bề mặt ẩm ướt, như là phòng tắm và phòng thay đồ công cộng, hoặc các khu vực hồ bơi; Dùng chung khăn tắm, dao cạo râu, và các vật dụng cá nhân khác của người bị mụn cóc; Cắn móng tay hoặc lớp biểu bì; Việc mang giày chật gây ra tình trạng chảy mồ hôi ở chân.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Mục cóc

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng những thông tin thu thập được từ việc:

  • Kiểm tra các tổn thương.
  • Cắt lấy một phần ở chỗ thương tổn bằng dao mổ và kiểm tra các dấu hiệu xem có chấm đen – mạch máu nhỏ bị vón cục.
  • Cạo sinh thiết và gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích (bằng kính hiển vi).

Các biện pháp điều trị bệnh Mục cóc

Đây là bệnh gây ra do virus HPV, có khi bệnh tự nhiên khỏi không để lại dấu vết gì trong vòng 6 tháng, nhưng rất hiếm, thường chỉ tự khỏi đối với một số trường hợp trẻ em hệ miễn dịch tốt. Càng để lâu mụn cóc thường có khuynh hướng lây lan nhiều hơn, do đó nên điều trị càng sớm càng tốt.

Có nhiều phương pháp gọi là “chữa mẹo” trong dân gian. Nhưng không thật sự đáng tin cậy vì phương pháp dân gian này không mang lại hiệu quả cho tất cả người bệnh.

Chế độ sinh hoạt phù hợp giúp hạn chế sự lây lan của mụn cóc:

  • Không tỉa, cắt hoặc cạo khu vực có mụn để tránh lây lan virus.
  • Không sử dụng cùng dụng cụ móng tay cắt trên mụn cóc rồi sử dụng trên móng tay khỏe mạnh.
  • Không cắn móng tay nếu có mụn gần các móng.
  • Giữ bàn tay khô ráo nhất có thể, vì da ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho mụn cóc phát triển nhiều hơn.
  • Rửa tay cẩn thận sau khi chạm vào mụn cóc.
  • Sử dụng dép tắm và đồ dùng riêng để không lây bệnh cho người xung quanh.
  • Nên chọn giày dép thích hợp, vừa vặn, không chật hay rộng quá.
  • Thay đổi giày và vớ hàng ngày và để giày khô giữa mỗi lần đi. Không nên đi giày hoặc vớ của người khác, kể cả với những người bạn gần gũi.
  • Dùng các miếng đế lót, đệm lót (trong giày dép) ở vị trí có các mụn cóc để giảm đau hay khó chịu.
  • Ngoài ra, có thể dùng đá bọt nhám khi tắm chà lên bề mặt mụn để giảm bớt kích thước và độ sần sùi.

Đặc biệt, hiện nay có một số loại vắc xin có thể dùng để phòng ngừa một số chủng virus HPV gây ra mụn cóc sinh dục và ung thư cổ tử cung dành cho phái nữ. Người bệnh nên chủ động tiêm phòng HPV để phòng ngừa nguy cơ gây bệnh.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *