Khi bị hạ đường huyết nhiều người nghĩ ngay đến việc truyền dịch để bù lại lượng đường huyết bị hao hụt. Người bị hạ đường huyết có nên truyền dịch không? Hãy cùng giải đáp thắc mắc này ngay sau đây.
Truyền dịch là tiêm truyền tĩnh mạch nhỏ giọt những chất có lợi cho cơ thể nhằm hỗ trợ điều trị bệnh, phục hồi sức khỏe trong trường hợp bệnh nhân không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng qua đường tiêu hóa. Truyền dịch là việc khá phổ biến hiện nay, bất kỳ ai chỉ cần hơi mệt mỏi một chút đều có suy nghĩ ngay rằng mình cần truyền dịch, truyền nước ngay lập tức.
Truyền dịch là gì?
Truyền dịch là tiêm truyền loại dung dịch hòa tan chứa nhiều chất khác nhau, có thể là muối biển, có thể là vitamin, có thể là đạm…hình thức truyền dịch thông qua việc tiêm chậm hoặc truyền vào tĩnh mạch người bệnh.
Khi nào cần truyền dịch?
Trong cơ thể mỗi người đều có các chỉ số trung bình trong máu, về các chất như đạm, muối, đường, chất điện giải…Nếu một trong các chỉ số trung bình này thấp hơn mức độ cho phép thì đó có thể là lúc bạn cần truyền dịch để bù đắp sự thiếu hụt.
Bị hạ đường huyết có nên truyền dịch không? Trước khi có quyết định nên truyền dịch hay không, bạn sẽ được thực hiện các xét nghiệm, bác sĩ thường dựa vào kết quả này để đưa ra quyết định nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp không cần đợi kết quả xét nghiệm vẫn được truyền dịch ngay như bệnh nhân bị tiêu chảy mất nước trầm trọng, mất máu, người bị ngộ độc thực phẩm, suy dinh dưỡng nặng hay thời gian trước và sau khi phẫu thuật…
Mỗi khi người mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, tụt huyết áp, chán ăn… nhiều người lại có thói quen chạy đến trạm y tế để truyền dịch, điều này có thực sự cần thiết hay không?
Người bị hạ đường huyết có nên truyền dịch không?
Nhiều người nghĩ rằng khi bị bệnh hạ đường huyết có thể truyền dịch để bù lại lượng nước đã mất. Còn trường hợp bệnh nhân bị hạ đường huyết thì chưa chắc chắn, cần phải làm các xét nghiệm mới biết được. Phương pháp truyền dịch có thể được chỉ định cho bệnh nhân trong các trường hợp bệnh nhân bị tụt huyết áp do mất nước hoặc bị mất máu,.. Việc truyền dịch cần có sự chỉ định và thực hiện bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn, bệnh nhân không tự ý mua thuốc về tự truyền tại nhà dễ bị sốc phản vệ gây nguy hiểm cho tính mạng.
Theo các bác sĩ, chuyên gia cho hay:
+ Truyền dịch là việc làm khá đơn giản và phổ biến tuy nhiên nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không thực hiện đúng như sốc phản vệ, dị ứng, tai biến, nhiễm khuẩn, phù não, rối loạn chất điện giải…
+ Dịch truyền chỉ thực sự có lợi khi cơ thể thực sự cần thiết. Để biết khi nào cơ thể cần hãy đến hỏi ý kiến bác sĩ nhằm đảo bảo an toàn.
+ Bệnh nhân huyết áp thấp có nên truyền dịch không? Huyết áp thấp có 2 loại là huyết áp thấp cơ địa và tụt huyết áp. Với tình trạng huyết áp thấp cơ địa có thể truyền hoặc không tùy vào bệnh lý. Còn trường hợp tụt huyết áp đặc biệt do mất nước, mất máu, cơ thể suy kiệt…cần truyền dịch càng sớm càng tốt.
Tóm lại, để bảo đảm tính mạng, trước khi quyết định hạ đường huyết có nên truyền dịch hay không thì người bệnh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ đồng thời truyền dịch tại các cơ sở y tế không tự tiện truyền dịch tại nhà hay quầy thuốc nhỏ… nhằm tránh trường hợp sốc, tai biến xảy ra.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.