Nguy cơ nhầm lẫn viêm đại tràng và ruột kích thích có cao không

Hội chứng ruột kích thích (có tên viết tắt là IBS) có những dấu hiệu khá tương đồng với viêm đại tràng khiến nhiều người dễ lầm tưởng. Vậy nguy cơ nhầm lẫn viêm đại tràng và ruột kích thích có cao hay không? Và có những dấu hiệu nào để phân biệt viêm đại tràng và ruột kích thích.

Viêm đại tràng và ruột kích thích

Đại tràng, còn gọi là ruột già, nằm ở phần cuối cùng của hệ tiêu hóa. Khi thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ ở ruột non xong thì các cặn bã sẽ dẫn đến ruột già. Tại đây, đại tràng sẽ làm nhiệm vụ hấp thụ muối khoáng và nước từ thức ăn, rồi cùng với sự phân hủy của các vi khuẩn tạo bã thức ăn thành phân. Khi phân đã đủ lượng sẽ được đào thải qua trực tràng ra ngoài khi đại tràng co bóp tạo nhu động.

Viêm đại tràng là bệnh tiêu hóa phổ biến ở đường tiêu hóa và gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt cho người bệnh. Bệnh khởi phát từ một đợt viêm đường tiêu hóa cấp tính do nhiễm khuẩn vi khuẩn hay ký sinh trùng, qua con đường ăn uống. Nếu bệnh nhân không được điều trị triệt để viêm đại tràng sẽ dẫn đến nhờn thuốc, có nguy cơ chuyển biến thành bệnh cấp tính.

Viêm đại tràng và ruột kích thích có nhiều triệu chứng giống nhau.

Hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng co thắt) là một bệnh lý phổ biến tại Việt Nam. Số liệu thống kê cho thấy có khoảng 30 – 40% bệnh nhân mắc phải ở chuyên khoa tiêu hóa. Đây là một bệnh gây rối loạn chức năng ruột, thường tái phát nhiều lần mà không thể tìm được tổn thương trên niêm mạc ruột. Bệnh có những triệu chứng giống viêm đại tràng như đau bụng, đầy hơi, đi cầu nhiều lần, phân táo hoặc lỏng, chướng bụng…

Do các triệu chứng bệnh gần giống nhau nên viêm đại tràng và ruột kích thích rất dễ bị nhầm lẫn. Có nguy cơ dẫn đến bệnh nhân tự kê thuốc điều trị hoặc điều trị sai phương thức làm bệnh vừa không thể khỏi, lại có nguy cơ trở nặng hơn.

Nguy cơ nhầm lẫn viêm đại tràng và ruột kích thích có cao không?

Viêm đại tràng và ruột kích thích đều tác động đến quá trình hoạt động của đại tràng và gây rối loạn quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên cũng có những dấu hiệu giúp phân biệt 2 bệnh trên, nên bệnh nhân hoàn toàn có thể chủ động trong việc tìm ra bệnh.

Những dấu hiệu phân biệt viêm đại tràng và ruột kích thích:

  • Phân đại tiện:
    • Viêm đại tràng: Có thể có máu, thể tích khuôn phân không đổi.
    • Hội chứng ruột kích thích: Không có máu và nhiều nhầy, khuôn phân thay đổi và thường dẹt.
  • Đau bụng:
    • Viêm đại tràng: Ít khó chịu.
    • Hội chứng ruột kích thích: Khó chịu và người bệnh càng lâu thì càng thường đau, thậm chí có thể sờ được cục cứng do co thắt đại tràng.
  • Chướng bụng:
    • Viêm đại tràng: Mức độ vừa, bệnh nhân ít để ý.
    • Hội chứng ruột kích thích: Biểu hiện rõ ràng qua triệu chứng bụng căng to và khó chịu.
Hội chứng ruột kích thích khiến bụng trướng căng to và khó chịu.
  • Mất ngủ:
    • Viêm đại tràng: Ít khi gây mất ngủ.
    • Hội chứng ruột kích thích: Bệnh nhân thường mất ngủ.
  • Căng thẳng thần kinh:
    • Viêm đại tràng: Ít bị ảnh hưởng.
    • Hội chứng ruột kích thích: Bệnh nhân bị ảnh hưởng nhiều.
  • Nội soi đại tràng:
    • Viêm đại tràng: Thấy có dấu hiệu viêm loét và sung huyết. 
    • Hội chứng ruột kích thích: Đại tràng hoàn toàn bình thường.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *