Nguyên nhân, triệu chứng và một số hình ảnh bệnh khô mắt phổ biến hiện nay

Khô mắt là tình trạng bệnh lý về mắt đang ngày càng phổ biến ở cuộc sống hiện đại ngày nay. Hình ảnh bệnh khô mắt cùng các kiến thức dưới đây sẽ giúp bạn nhận thức tình trạng sức khỏe mắt của mình.

Tại sao nhiều người chủ quan với bệnh khô mắt?

Khô mắt là triệu chứng bệnh lý thường gặp nhất ở mắt, khiến người bệnh bị mỏi mắt, nhức mắt, rát mắt, cộm mắt, đau mắt, chảy nhiều nước mắt…

Ngoài ra, bệnh nhân khô mắt sẽ bị giảm thị lực, nhất là trong ánh sáng tối (bệnh quáng gà) và sợ tiếp xúc với ánh sáng (bị cụp mắt, nheo mắt khi tiếp xúc với ánh sáng).

Do các triệu chứng khá quen thuộc với các tình trạng mỏi mắt do thiếu ngủ, dị ứng, bụi bẩn… nên hầu hết người bệnh không chú ý và cũng không coi trọng những dấu hiệu của bệnh khô mắt.

Khô mắt mặc dù không gây nguy hiểm lớn ngay tức khắc đến mắt và sức khỏe song nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, khô mắt có thể gây bỏng rát mắt, mờ mắt, hạn chế tầm nhìn, viêm giác mạc, giảm thị lực.

Đặc biệt khô mắt ở trẻ em do thiếu vitamin A sẽ có thể gây mù lòa, hỏng mắt cùng nhiều biến chứng khác ảnh hướng đến sức khỏe cơ thể trẻ.

Các nguyên nhân gây ra bệnh khô mắt

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh khô mắt, những yêu tố nguy cơ cao bao gồm:

  • Do tác dụng phụ của thuốc trị bệnh và các tá dược như: thuốc kháng histamine, thuốc an thần, thuốc thông mũi, thuốc huyết áp, thuốc tránh thai, thuốc điều trị bệnh parkinson và thuốc chống trầm cảm.
  • Thiếu quá mức vitamin, nhất là thiếu vitamin A ở trẻ.
Trẻ dễ bị khô mắt nếu thiếu vitamin A.
  • Biến chứng của phẫu thuật cận thị bằng kỹ thuật LASIK, các bệnh rối loạn nội tiết tố (nhất là giai đoạn mãn kinh), bệnh Lupus…
  • Sử dụng mắt cường độ cao trong thời gian dài, nhất là thường xuyên sử dụng điện thoại, màn hình máy tính, tivi… trong điều kiện môi trường khô và không có cách bảo vệ mắt.
  • Biến chứng của các bệnh dị ứng và các bệnh viêm nhiễm ở mắt.

Để điều trị bệnh khô mắt hiệu quả thì cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó khắc phục nguyên nhân và hỗ trợ phục hồi, dưỡng ẩm mắt.

Cách khắc phục, điều trị và cải thiện bệnh khô mắt

Nhiều người tự mua thuốc điều trị tại nhà không những không chữa khỏi bệnh mà còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.

Khi phát hiện có các dấu hiệu bị khô mắt, nhất là trẻ em, nên đến khám tại cơ sở chuyên khoa để xác định chính xác nguyên nhân, tình trạng bệnh cũng như cách khắc phục hiệu quả nhất.

Nhiều người lầm tưởng dầu cá hoặc omega 3 có tác dụng tốt với bệnh khô mắt. Tuy nhiên, bạn biết không, omega-3 hay dầu cá không hiệu quả với tất cả trường hợp. Do đó, cách tốt nhất là bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Ngoài ra, để giảm chứng khô mắt, bạn nên:

  • Vệ sinh mắt thường xuyên, sạch sẽ: Nên sử dụng thuốc nhỏ mắt nước muối sinh lý 0.9% NaCl nếu mắt không khô nhiều (thuốc nhỏ mắt, nước mắt nhân tạo nên dùng với sự chỉ dẫn của bác sỹ chứ không nên lạm dụng). Ngoài ra nên đeo kinh để chống khói bụi, tránh ánh nắng mặt trời hoặc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
Nên chớp mắt thường xuyên và vệ sinh mắt sạch sẽ để tránh khô mắt.
  • Chớp mắt thường xuyên: Chớp mắt sẽ giúp mắt điều tiết nước mắt bôi trơn và tăng độ ẩm cho mắt, giảm khô mắt. Do đó, ngoài chớp mắt thường xuyên khi học tập, làm việc thì cần chớp mắt nghỉ ngơi chậm 10 lần sau mỗi 30 phút làm việc.
  • Cho mắt nghỉ ngơi sau mỗi 45 phút làm việc tập trung, nhất là sử dụng máy tính. Có thể massage hoặc nhìn vào khoảng không.
  • Bổ sung vitamin A, omega 3 để mắt khỏe hơn và tuyến nước mắt hoạt động tốt hơn.

Hi vọng một số hình ảnh bệnh khô mắt và thông tin trên đây sẽ giúp bạn có kiến thức và phòng tránh bệnh khô mắt cũng như các bệnh lý về mắt khác.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *