Nhiễm Echinococcus: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tổng quan bệnh Nhiễm Echinococcus

Echinococcus là một bệnh nhiễm trùng do ký sinh trùng sán dây từ họ Echinococcus gây ra. Một vài loại sán dây khác nhau có thể gây ra echinococcus ở người, bao gồm: E. granulosus, E. multilocularis và E. vogeli. Trong một số trường hợp, các cơ quan bị ảnh hưởng phụ thuộc vào loại sán dây gây ra nhiễm trùng.

E granulosus là một loại nhiễm trùng gây ra bởi sán dây ở chó, vật nuôi như cừu, lợn, dê và gia súc. Những sán dây này dài khoảng 2-7mm. Nhiễm trùng được gọi là u nang (CE), chủ yếu ở phổi và gan. Các u nang cũng có thể tìm thấy trong tim, xương và não.

E multilocularis là nhiễm trùng gây ra bởi sán dây ở chó, mèo, động vật gặm nhấm và cáo. Những sán dây này dài khoảng 1-4mm. Nhiễm trùng được gọi là echinococcosis ổ (AE). Đây là một tình trạng đe dọa đến tính mạng vì các khối tăng trưởng giống khối u hình thành trong gan. Các cơ quan khác như phổi và não có thể bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân bệnh Nhiễm Echinococcus

Bệnh echinococcosis ở người là bệnh ký sinh trùng nguyên nhân do sán dây thuộc giống Echinococcus. Trong cơ thể con người có hai thể bệnh quan trọng nhất đó là bệnh nang sán Echinococcosis (cystic Echinococcosis) và bệnh ở phế nang hay phổi (Echinococcosis alveolar). Bệnh Echinococcosis ở người là bệnh ký sinh trùng nguyên nhân do sán dây thuộc giống Echinococcus. Ký sinh trùng xâm nhập vào vật chủ, thường là động vật như chó, cừu hoặc dê. Ký sinh trùng sống trong ruột của động vật và đẻ trứng của nó vào phân động vật.

Có nhiều khả năng bị nhiễm trùng khi ăn thức ăn bị nhiễm phân động vật. Sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm, thời gian ủ bệnh thường kéo dài vài tháng.

Điều này có nghĩa là phải mất vài tháng trước khi các triệu chứng xuất hiện. Một số chủng ký sinh trùng có thể có thời gian ủ bệnh dài hơn có thể kéo dài đến vài năm.

Triệu chứng bệnh Nhiễm Echinococcus

Khi nhiễm Echinococcus granulosus xâm nhập và ký sinh trong cơ thể, nang sán sẽ chèn ép các phủ tạng, cơ quan ở chung quanh và gây nên những biến chứng quan trọng. Sự tổn thương và nguy hại còn tùy thuộc vào vị trí có nang sán ký sinh.

Nếu nang sán bị vỡ, nó gây nên sự nhiễm độc, dị ứng, choáng quá mẫn và đầu sán tràn ra ngoài tạo thành các nang sán thứ phát. Nang sán thứ phát có thể từ 2 đến 5 năm sau mới xuất hiện kể từ khi nang sán tiên phát bị vỡ và thường gây tử vong ở giai đoạn này.

Nhiễm Echinococcus: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Đường lây truyền bệnh Nhiễm Echinococcus

  • Tiếp xúc với phân chó, gia súc, lợn hoặc cừu.
  • Thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm trứng sán dây.
  • Khi con người ăn rau sống hoặc vuốt ve chó, trứng sán dính vào tay, vào cơ thể cư trú tại phổi, gan, lách, não.
  • Khi người hoặc các động vật khác ăn hay nuốt phải trứng sán, vào đến tá tràng ấu trùng được giải phóng ra và chui vào thành ruột, theo tĩnh mạch, bạch mạch, vào hệ thống đại tuần hoàn đi khắp cơ thể.

Đối tượng nguy cơ bệnh Nhiễm Echinococcus

Chúng ta khi không thực hiện đúng vệ sinh để các loại động vật ra ngoài môi trường làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Chính con người tiếp xúc trực tiếp làm tăng nguy cơ lây nhiễm.

Con người ăn phải rau sống không đảm bảo vệ sinh là điều kiện thuận lợi cho sán vào cơ thể gây ra bệnh tật.

Phòng ngừa bệnh Nhiễm Echinococcus

Việc phòng bệnh chủ yếu và có hiệu quả nhất là không cho chó ăn các nang sán khi giết mổ lợn, cừu, trâu, bò; các nang sán này cần được chôn lấp thật kỹ. Cần chú ý, giữ gìn vệ sinh khi tiếp xúc, vui đùa với chó. Nếu gia đình nuôi chó nhà, nên có chế độ chăm sóc cho chó, định kỳ phải khám bệnh phát hiện bệnh sán kim ở chó và điều trị triệt để bệnh cho chó.

Một điều cộng đồng cần ghi nhớ để phòng bệnh chủ động là mặc dù bệnh sán kim Echinococcus granulosus ít gặp nhưng nó dễ dàng có khả năng lây nhiễm từ chó nhà sang người. Khi bị nhiễm bệnh thì việc phát hiện, chẩn đoán sẽ gặp rất nhiều khó khăn, chậm trễ; việc điều trị cũng khá phức tạp, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, kể cả tính mạng con người.

Tẩy giun sán cho chó có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của nhiễm trùng. Xử lý đúng phân động vật có thể làm giảm tiếp xúc với trứng sán dây.

Việc xử lý đúng cách gia súc tại các trang trại và lò giết mổ cũng rất cần thiết, bao gồm việc thực thi các thủ tục kiểm tra thịt. Tránh ăn thịt bò, thịt lợn và cá chưa nấu chín hoặc còn sống cũng có thể giúp bạn tránh bị nhiễm Echinococcus.

Rửa trái cây và rau quả (đặc biệt là ở những nơi thường có sán dây) dưới vòi nước có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Nhiễm Echinococcus

Chẩn đoán phát hiện được nang sán kim thường rất khó do nang sán phát triển chậm so với các loại u nang khác. Vì vậy, trên thực tế lâm sàng, nang sán kim thường không phát hiện được kịp thời như trường hợp nang sán kim ở vòm họng có khi phải mất tới 30 năm sau mới có triệu chứng nặng biểu hiện. Qua kỹ thuật chụp phim X quang, có thể phát hiện được nang sán sớm. Xét nghiệm echinococcus igg ghi nhận bạch cầu ái toan tăng từ 20 đến 25% hoặc chẩn đoán huyết thanh miễn dịch đặc hiệu sán kim cho kết quả dương tính là những dấu hiệu chỉ điểm, định hướng quan trọng cho việc chẩn đoán bệnh.

Các biện pháp điều trị bệnh Nhiễm Echinococcus

Mặc dù bệnh sán kim Echinococcus granulosus ít được phát hiện tại nước ta nhưng ngành y tế cần quan tâm và đừng lãng quên một loại bệnh ký sinh trùng ít gặp. Nó có rất nhiều khả năng lây nhiễm từ loài chó nhà sang người mặc dù người là vật chủ phụ ngẫu nhiên.

Điều trị bệnh sán kim Echinococcus granulosus bằng phương pháp phẫu thuật được áp dụng cho những nang sán có thể mổ được và bóc nguyên cả nang sán. Những trường hợp nang sán không mổ được thì dùng phương pháp trị liệu sinh học bằng cách tiêm nhiều lần cho bệnh nhân chất dịch được lấy ra từ các nang sán nước, xem như tiêm một loại kháng nguyên; dần dần các nang sán ở bệnh nhân sẽ được thu nhỏ lại.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *