Những biểu hiện bệnh đau mắt hột điển hình nhất

Bệnh đau mắt hột là bệnh nhiễm trùng mắt do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây nên với đặc trưng là hình thành hột và những những tổn thương sẹo điển hình ở mắt. biểu hiện bệnh đau mắt hột nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới hậu quả là mù mắt.

Triệu chứng của bệnh đau mắt hột

Những biểu hiện bệnh đau mắt hột chủ yếu trong giai đoạn đầu của bệnh bao gồm:

  • Ngứa nhẹ và cảm giác vướng như có hạt bụi trong mắt.
  • Chảy nước mắt, kèm theo chất nhầy hoặc có thể có mủ.

Ở giai đoạn tiến triển, các triệu chứng của đau mắt hột có thể là:

  • Mờ mắt, mỏi mắt.
  • Đau mắt.
  • Có phản ứng nhạy cảm khi tiếp xúc với ánh sáng.

Bệnh đau mắt hột ở trẻ em là đối tượng phổ biến nhất nhưng bệnh thường sẽ tiến triển với tốc độ chậm và các biểu hiện bệnh đau mắt hột chỉ bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn trưởng thành.

Tiến triển của bệnh đau mắt hột

Các biểu hiện bệnh đau mắt hột ở mi mắt trên thường ở mức độ nghiêm trọng hơn so với xảy ra ở mi mắt dưới.

Ở thể nhẹ hay còn gọi là đau mắt hột đơn thuần, các tổn thương chỉ xuất hiện ở lớp mô biểu mô kết mạc. Ở thể này, các biểu hiện bệnh đau mắt hột chỉ ở mức nhẹ như ngứa mắt, mỏi mắt, đôi khi chảy nước mắt hoặc người bệnh có thể không gặp bất kỳ triệu chứng nào.

Khi các biểu hiện ở thể nặng, mức độ tổn thương sẽ lan ra nhiều chỗ, ảnh hưởng đến cả những lớp bên dưới của kết mạc mắt, gây ra biến chứng như sẹo giác mạc, đặc biệt là lông quặm gây sẹo giác mạc, khiến cho thị lực suy giảm.

Ở mi mắt trên dấu hiệu của bệnh đau mắt hột thường nghiêm trọng hơn so với mi dưới. Ngoài ra các mô tuyến nhờn ở mí mắt, bao gồm cả tuyến nước mắt, cũng bị ảnh hưởng. Tình trạng này có thể gây ra tình trạng khô mắt và làm cho các biểu hiện bệnh đau mắt hột càng trở nên tồi tệ hơn.

Biểu hiện bệnh đau mắt hột  – Các giai đoạn phát triển

Có năm giai đoạn trong sự phát triển của bệnh đau mắt hột:

  • Viêm – nang. Nhiễm trùng mới chỉ bắt đầu trong giai đoạn này. Năm hoặc nhiều nang – mụn nhỏ có chứa tế bào lympho, một loại bạch cầu – có thể xuất hiện trên bề mặt bên trong của mí mắt.
  • Viêm – cường độ cao. Trong giai đoạn này bệnh rất dễ lây nhiễm, mắt trở nên khó chịu, mí mắt trên có thể bị sưng.
  • Sẹo mí mắt. Nhiễm trùng trong thời gian dài dẫn đến sẹo mí mắt bên trong. Các vết sẹo thường xuất hiện dưới dạng các vạch trắng.
  • Lông mi mọc ngược (trichiasis). Sẹo mí mắt khiến cho lông mi mọc ngược vào trong và chà sát vào giác mạc.
  • Đục giác mạc: Giác mạc trở nên bị ảnh hưởng bởi tình trạng viêm, thường được nhìn thấy dưới mí trên. Viêm liên tục với gãi dẫn đến đục giác mạc. Nhiễm trùng thứ phát có thể dẫn đến sự phát triển loét trên giác mạc và cuối cùng là mù một phần hoặc hoàn toàn.
Trong giai đoạn này bệnh rất dễ lây nhiễm, mắt trở nên khó chịu, mí mắt trên có thể bị sưng

Ngoài ra, mô tuyến bôi trơn mắt – bao gồm các tuyến sản xuất nước mắt (tuyến lệ) cũng có thể bị ảnh hưởng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng khô mắt, làm bệnh thêm nặng.

Biến chứng bệnh đau mắt hột

Ở giai đoạn đầu các biểu hiện bệnh đau mắt hột nếu được phát hiện sớm có thể được điều trị bằng kháng sinh. Còn không có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, bao gồm:     

  • Viêm kết mạc bờ mi.
  • Sẹo mí mắt bên trong.
  • Biến dạng mí mắt, chẳng hạn như mí mắt gấp bên trong (entropion) hoặc lông mi mọc ngược (trichiasis).
  • Sẹo giác mạc, viêm loét giác mạc.
  • Lông xiêu, lông quặm, khô mắt.

Điều trị bệnh đau mắt hột

Điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh – thuốc kháng sinh azithromycin (dùng 1 liều 1 năm) được sử dụng để điều trị trong trường hợp không biến chứng. Thuốc này giết chết vi khuẩn, sau đó mắt sẽ tự khỏi. Điều trị biểu hiện bệnh đau mắt hột có thể cần phải được lặp lại sau mỗi 6 đến 12 tháng.
  • Thuốc tra mắt mỡ Tetracyclin – tra ngày 2 lần trong 6 tháng.
  • Erythromycin 250mg uống 4 viên/ngày x 3 tuần.
  • Phẫu thuật mổ quặm.
  • Nước mắt nhân tạo và các vitamin.
Đau mắt hột có thể dẫn tới viêm kết mạc bờ mi

Phòng ngừa đau mắt hột

Hơn hết bạn nên tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa bệnh đau mắt hột để giảm nguy cơ mắc bệnh cho gia đình. Bệnh đau mắt hột rất dễ tái nhiễm nếu không biết bảo vệ mắt đúng cách, hơn nữa đây là bệnh có tính lây lan cao. Để bảo vệ bạn và vì sự an toàn của người khác cần nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cộng đồng. Thực hành vệ sinh thích hợp:

  • Không dùng phương pháp day kẹp hột. Phương pháp điều trị này không loại bỏ được tác nhân gây bệnh mà gây chấn thương nặng nề cho kết mạc, tạo sẹo giác mạc.
  • Cải thiện vệ sinh môi trường: sử dụng nước sạch, xây nhà vệ sinh, diệt ruồi. Xây chuồng gia súc xa nhà, chôn, đốt rác thải đúng nơi quy định.
  • Giáo dục ý thức giữ vệ sinh cá nhân: rửa mặt bằng nước sạch, không dùng chung khăn, chậu…
  • Quản lý chất thải phù hợp. Xử lý đúng cách chất thải của động vật và con người. Nếu trong gia đình có người bị bệnh mắt hột thì cần phải điều trị tại các bệnh viện mắt uy tín.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *