Trẻ bị hạ huyết áp có thể gây nên biến chứng nguy hiểm ngưng thở, thậm chí trẻ còn bị co giật mạnh rồi chìm vào vô thức hôn mê li bì. Vì vậy cha mẹ cần hiểu biết và nắm những cách cấp cứu hạ đường huyết trẻ em.
1. Biến chứng của bệnh hạ đường huyết
Việc không có những cách cấp cứu hạ đường huyết trẻ em có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như dẫn tới bệnh đái tháo đường, gây hôn mê, chết não và tử vong cho bệnh nhân.
Sau cơn bệnh hạ đường huyết thì đường huyết trong cơ thể bé thường không ổn định do có sự thay đổi liều thuốc và chế độ dinh dưỡng. Do vậy, sau khi gặp vấn đề này, trẻ cần được theo dõi bởi các bác sĩ chuyên khoa nội tiết để có sự điều chỉnh liều thuốc và chế độ ăn phù hợp, tránh các biến chứng lâu dài về sau.
Bệnh hạ đường huyết nguy hiểm hơn với trẻ sơ sinh nếu không có cách cấp cứu hạ đường huyết trẻ em đúng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Đặc biệt, nó còn gây tổn thương não của bé nếu để tình trạng này kéo dài. Tình trạng tai biến này thường xảy ra trong những ngày đầu sau đẻ và dễ gặp với những trẻ sinh thiếu tháng, sinh non, bé nhẹ cân dưới 2.500g. Nhiều nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi trung ương cho thấy, có khoảng 41% trẻ đẻ thấp cân bị hạ đường huyết v ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm thần kinh của trẻ sau này. Chính vì vậy, cần có những chuẩn đoán cụ thể để phát hiện và điều trị tốt nhất nhé.
2. Những cách cấp cứu hạ đường huyết trẻ em mà cha mẹ cần biết
Ngay khi trẻ có dấu hiệu hạ đường huyết cấp, các bậc phụ huynh cần ngay lập tức thực hiện cách cấp cứu hạ đường huyết trẻ em bằng việc nâng cao độ đường trong máu bằng đường tiêu thụ. Bao gồm cho bé ăn kẹo, uống nước ép trái cây, uống sữa hoặc dùng thuốc trong máu. Điều trị tình trạng cơ bản gây ra hạ đường huyết, để ngăn chặn nó tái diễn và điều trị các triệu chứng ban đầu cho trẻ.
Tùy thuộc vào các biểu hiện phát bệnh và độ tuổi của con mà chọn cách cấp cứu hạ đường huyết trẻ em, sơ cứu và điều trị kịp thời. Trường hợp trẻ sơ sinh hay trẻ lớn có tình trạng thần kinh hư biến nhanh chóng như co giật, hôn mê cần sơ cứu co giật và đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để trẻ được bác sĩ cấp cứu kịp thời đúng cách.
Theo dõi sau khi cấp cứu hạ đường huyết trẻ em.
Thường trẻ sẽ nhanh chóng tỉnh lại sau khi truyền dung dịch đường ưu trương, tuy nhiên nếu bé hạ đường huyết nặng và kéo dài thì con sẽ chưa tỉnh lại ngay.
Khi trẻ tỉnh táo kèm mức đường huyết > 45mg/dL (2,5mmol/l) xét nghiệm ít nhất 2 lần rồi đổi sang đường miệng cho ăn hoặc bú sữa.
Cha mẹ đặc biệt lưu ý 4 theo dõi:
- Dấu hiệu sinh tồn của con.
- Mắt.
- Dextrostix sau 30 phút tiêm tĩnh mạch Dextrose, sau đó mỗi 1-2 giờ đến khi trẻ tỉnh táo, lựa chọn mức đường huyết > 5 mmol/l, sau đó mỗi 4-6 giờ.
- Đường huyết sinh hoá theo chỉ định bác sĩ.
Bệnh hạ đường huyết là một trong những bệnh nguy hiểm mà nếu cha mẹ không có hiểu biết và nắm những cách cấp cứu hạ đường huyết trẻ em sẽ dễ dẫn đến những nguy hiểm không lường được, thậm chí là tử vong cho trẻ.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.