Những điều cần biết về bệnh đau mắt đỏ mãn tính

Bệnh viêm kết mạc mãn tính hay còn gọi là đau mắt đỏ mãn tính. Bệnh này thường xuất hiện nhiều ở đối tượng trẻ em nhưng hầu hết mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh. Bệnh này ít gây biến chứng nặng nề nhưng cũng không được chủ quan mà phải điều trị triệt để.

1. Đau mắt đỏ mãn tính (viêm kết mạc) là gì?

Kết mạc là lớp màng niêm mạc che phủ phần củng mạc (lòng trắng) của nhãn cầu và phía trong của mi mắt. Khi lớp niêm mạc này bị viêm được gọi là viêm kết mạc. Nguyên nhân của viêm kết mạc có thể là do nhiễm trùng (vi khuẩn hoặc virus), do dị ứng, do kích ứng (khói, bụi, hóa chất chlorin trong bể bơi…

Bệnh thường lây lan giữa các cá nhân trong gia đình, cộng đồng nơi sinh sống và nơi công sở. Nơi phát bệnh nhiều khi lại là môi trường y tế, nơi giao lưu giữa người bệnh và người lành.

Đại đa số những trường hợp viêm kết mạc là nhẹ không gây tổn thương nhãn cầu và không ảnh hưởng đến thị lực. Thế nhưng trong một số ít trường hợp có thể gây biến chứng cho nên nếu thấy trẻ bị đau mắt đỏ bạn cần đưa trẻ đi khám bác sĩ.

2. Triệu chứng đau mắt đỏ mãn tính

Thời gian ủ bệnh (kể từ khi bị nhiễm đến khi bị bệnh) phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh có thể từ vài ngày đến vài tuần.

Viêm kết mạc có thể bị một bên hoặc cả hai bên, ban đầu của bệnh chỉ là ho, sốt, mệt, nóng rát mắt, đau, có cảm giác cộm mắt, nhìn mờ, mi mắt sưng nhẹ… 5-7 ngày sau thì một bên mắt bị đỏ, ra gỉ, chảy nước mắt, 3-5 ngày sau sẽ lây sang mắt còn lại. Bệnh có thể bị một mắt nặng hơn mắt kia. Bệnh lành tính nhưng vẫn có tỷ lệ biến chứng đến 20%, nhiều nhất là viêm giác mạc hay thậm chí để lại sẹo, hoặc giảm thị lực do không chữa trị kịp thời, triệt để.

Thông thường, việc phân biệt nguyên nhân viêm kết mạc là do vi khuẩn hay do virus không hề dễ dàng. Nếu nguyên nhân do virus thì dử mắt loãng hơn còn nếu do vi khuẩn thì dử mắt thường đặc như mủ. Khi ngủ dậy vào buổi sáng, 2 mi mắt có thể dính lại với nhau. Nếu bị viêm kết mạc dị ứng có thể cảm thấy ngứa và chảy nước mắt.

3. Dấu hiệu chủ quan dễ phát hiện của bệnh

Triệu chứng của đau mắt đỏ mãn tính là mắt bị đỏ

– Mắt đỏ.

– Cộm mắt như có cát trong mắt.

– Chói mắt.

– Chảy nước mắt.

– Nhiều rử mắt: Dính, khó mở mắt khi sáng ngủ dậy.

– Đặc biệt thị lực không giảm ở giai đoạn đầu mắc bệnh.

– Mi mắt có thể sưng nề và hoặc đau mắt đỏ mà chảy máu (xung huyết).

4. Phòng và điều trị đau mắt đỏ mãn tính

Không có thuốc điều trị bệnh đặc hiệu quả bệnh đau mắt đỏ do virus gây nên. Do đó, việc chữa triệt để bệnh tùy thuộc vào nhiều yếu tố gồm có khả năng miễn dịch, dinh dưỡng, vệ sinh, có các viêm nhiễm phối hợp hay không… Bệnh nhân phải thường xuyên vệ sinh mắt bằng nước muối sạch sẽ, tra thuốc mắt theo đúng chỉ định. Bệnh nhân cần đeo kính râm, khẩu trang và rửa tay sạch sẽ. Việc này tuy không thể loại trừ hết nguy cơ lây bệnh nhưng giúp giảm thiểu khả năng lây bệnh cho những người xung quanh. Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị cho viêm kết mạc dịch, bệnh sẽ có xu hướng tự khỏi trong khoảng từ 7 – 10 ngày. Thông thường, bệnh được chỉ định dùng các thuốc diệt virus dùng uống, tra, nhỏ mắt được bác sĩ kê đơn trong các trường hợp cụ thể. Sử dụng kháng sinh để nhỏ mắt phổ rộng hay kháng sinh kết hợp cùng với cortizol nhỏ mắt. Thường xuyên nhỏ nước muối nhiều lần mỗi ngày để rửa sạch mắt.

Vệ sinh mắt sạch sẽ để phòng và điều trị bệnh đau mắt đỏ

Bệnh nhân khi bị bệnh đau mắt đỏ mãn tính nên đến cơ sở điều trị chuyên khoa để được khám, tư vấn điều trị, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc. Thường thì bệnh đau mắt đỏ có tiến triển lành tính, có thể khỏi trong 1 tuần. Nhưng bệnh cũng có thể gây tổn thương trên giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực, việc điều trị sẽ bị kéo dài.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *