Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Khi mắc phải bệnh này nên xử lí ra sao và nên kiêng khi bị đau mắt đỏ như thế nào để nhanh khỏi bệnh không phải ai cũng biết.
Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ hay còn được gọi là bệnh viêm kết mạc. Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến đau mắt đỏ, trong đó nguyên nhân chính là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc phản ứng dị ứng,… Bệnh thường gặp vào thời điểm giao mùa. Khi mùa mưa tới cũng là lúc thích hợp nhất để bệnh đau mắt đỏ bùng phát.
Một số triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ
Khi bị bệnh đau mắt đỏ, triệu chứng dễ nhận thấy thấy nhất là mắt đỏ lên và xuất hiện ghèn. Lúc đầu chỉ biểu hiện ở một bên mắt sau dần thì lan qua mắt thứ hai. Còn ghèn thường màu vàng hoặc nước trong.
Khi bị bệnh, người bệnh bắt đầu cảm thấy khó chịu sau đó trong mắt cộm như có cát, buổi sáng thức dậy khó mở mắt vì có nhiều dử dính chặt mắt lại với nhau (dử có thể có màu xanh hoặc vàng tùy vào tác nhân gây bệnh). Hai mi mắt sưng đỏ, phù nề do cương tụ mạch máu.
Tổng hợp các điều nên kiêng khi bị đau mắt đỏ
Kiêng khi bị đau mắt đỏ là vấn đề không nhiều người biết. Nếu đang bị bệnh này, bạn hãy tránh xa các việc sau nhé:
- Tránh tiếp xúc với môi trường dễ lây virus, vi khuẩn.
- Không nên ăn các thực phẩm cay nóng khi bị đau mắt đỏ. Các gia vị cay nóng như ớt, tỏi, tiêu,… sẽ làm cho mắt trở nên sưng, ngứa và đỏ hơn.
- Bệnh đau mắt đỏ sẽ nặng hơn khi sử dụng các thực phẩm có mùi tanh. Chất tanh có trong cá, tôm, cua, mực,… sẽ kéo dài thời gian mắc bệnh và khiến cho tình trạng của viêm kết mạc trở nên tệ hơn.
- Không nên ăn rau muống khi đang mắc bệnh. Mắt sẽ trở nên khó chịu và các dịch ghèn trong mắt sẽ tiết ra nhiều hơn nếu ăn rau muống.
- Không sử dụng các chất kích thích. Các chất kích thích như rượu, bia, caffeine, thuốc lá,… vốn dĩ đã không có lợi cho sức khỏe, do đó nếu sử dụng sẽ làm cho bệnh đau mắt đỏ biến chứng nặng. Việc sử dụng rượu sẽ làm giảm khả năng nhìn của mắt, điều đó khiến cho mắt phải tăng việc điều tiết. Do đó tình trạng bệnh đau mắt đỏ trở nên nặng hơn. Trong khi sử dụng thuốc lá, lượng nicotin sẽ tác động vào hệ thần kinh, làm tăng sự điều tiết ở mắt.
- Không sử dụng mỡ động vật khi bị bệnh. Thay vì sử dụng mỡ động vật có chứa hàm lượng chất béo cao, nên sử dụng mỡ thực vật trong các bữa ăn làm cho bệnh đau mắt đỏ chuyển biến tốt hơn.
- Không dùng kháng sinh bừa bãi. Sử dụng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ không những không chữa khỏi mà còn gây ra nhiều tác dụng phụ khác có hại cho sức khỏe.
Cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ
Ngoài nắm được các vấn đề kiêng khi bị đau mắt đỏ thì việc phòng bệnh cũng hết sức quan trọng.
- Chú ý đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là vùng mắt.
- Các đồ dùng vệ sinh cá nhân phải được sử dụng riêng.
- Không dùng tay dụi vào mắt.
Bệnh đau đỏ sẽ không nguy hiểm nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng, sau từ 1 – 2 tuần sẽ khỏi. Tuy đây là bệnh lành tính nhưng bạn cũng đừng vì chủ quan, điều trị sai cách mà dẫn đến viêm, loét giác mạc. Tốt nhất bạn nên nắm được các điều kiêng khi bị đau mắt đỏ để bệnh nhanh khỏi hơn nhé.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.