Phân biệt 3 dạng phát ban ở trẻ: Sởi, Sốt phát ban và Rubella

Sởi, sốt phát ban và Rubella đều là bệnh lây truyền qua đường hô hấp và biểu hiện qua những triệu chứng có nét giống nhau khiến ba mẹ bối rối. Tuy nhiên mỗi bệnh lý đều có những nét đặc trưng có thể phân biệt bằng mắt thường, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, trong khi sốt phát ban là 1 bệnh lành tính có thể tự khỏi còn Rubella thường gặp ở mẹ bầu nhưng đôi khi trẻ cũng bị mắc phải do lây nhiễm từ nguồn khác. Phân biệt đúng từng bệnh sẽ giúp mẹ có cách chữa bệnh và chăm sóc con hiệu quả.

Phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban

Tác nhân gây bệnh

Sởi và sốt phát ban đều là bệnh lành tính nhưng trẻ mắc sởi có nguy cơ bị biến chứng cao là do 2 bệnh khác nhau về tác nhân gây bệnh. 

Sốt phát ban gây nên bởi nhiều loại virus đường hô hấp, tuy nhiên lành tính và dễ bị tiêu diệt. Còn bệnh sởi do virus thuộc nhóm Paramyxovirus gây nên, tương đối yếu và sợ ánh nắng mặt trời.

Diễn biến phát ban

Khi trẻ bị sốt phát ban, bạn sẽ thấy toàn thân trẻ nổi lên nhiều mụn đỏ lớn nhỏ và phân bố không đều, chủ yếu chiếm đa số ở những bộ phận ít tiếp xúc với ánh mặt trời.

Nốt ban sởi thì mọc theo trình từ lan từ tai ra các bộ phận ở mặt như quanh miệng, gò má sau đó lan xuống cổ, vai và lưng. Quá trình này cần vài ngày và sau đó ban sẽ lan rộng ra khắp cơ thể. Thông thường ban sởi mọc thành từng mảng lớn tròn từ 3 – 6mm.

Quá trình sốt của trẻ

Trẻ bị sốt ban sẽ sốt cao liên tục từ 1-2 ngày, sau đó bắt đầu nổi ban toàn thân và không có trình tự cụ thể. Ban do sốt có màu hồng nhạt và không gồ ghề, sau khi trẻ hết sốt sẽ không để lại dấu tích gì.

Trẻ bị sởi ngoài triệu chứng phát ban trẻ ho, chảy mũi, mắt đỏ và đau cổ họng. Ngoài ra trẻ còn có những biểu hiện viêm long đường hô hấp, đường tiêu hóa và kết mạc mắt kèm nổi ban đặc trưng. Khi trẻ hết nổi ban sởi thì sẽ để lại những vết thâm trên da, gọi là dấu hiệu “vằn da hổ”.

Những biến chứng nguy hiểm 

Sốt phát ban là bệnh lý lành tính thường gặp ở trẻ, không gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên nếu mẹ thấy bé có những biểu hiện như sốt li bì hoặc xuất hiện tình trạng co giật, đau đầu liên tục và tăng dần, kéo dài trên 5 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm.

Còn sởi là 1 bệnh lý nguy hiểm bởi sự lây lan nhanh và dễ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị hợp lý. Khoảng 10% trẻ em bị mắc sởi xuất hiện những biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi và viêm não, có thể dẫn đến tử vong. 

Phân biệt bệnh sởi thông thường và Rubella  

Trẻ bị rubella hiếm gặp nhưng cũng dễ nhầm với sởi

Rubella thường gặp ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai nhưng đôi khi cũng xuất hiện ở trẻ do bị lây nhiễm, với những triệu chứng khá giống sởi nên khiến ba mẹ hoang mang. Theo 1 số chuyên gia y tế thì những triệu chứng sớm của bệnh Rubella thường nhẹ hơn triệu chứng của bệnh sởi thông thường.

Diễn biến phát ban:

Với Rubella thì bé phát ban không theo quy định nào cả, tương tự sốt phát ban thì khi bệnh qua đi không để lại sẹo trên da bé.

Tình trạng của cổ họng:

Đối với sốt phát ban, họng trẻ màu đỏ tươi và đôi khi xuất hiện mủ (rất ít).

Cổ họng của bé mắc sởi thường sưng do bị viêm họng, có xuất hiện những lớp trắng trên những đốm ban đỏ, gọi là Koplik. Các nốt này thường xuất hiện hiện khoảng 3-4 ngày sau đó biến mất cùng với nốt ban.

Với bệnh Rubella không xuất hiện Koplik nhưng khi quan sát trong vòng họm sẽ thấy họng sưng màu đỏ hồng. 

Phân biệt qua lưỡi của trẻ

Đối với trẻ bị sốt phát ban thi đầu lưỡi đỏ và hơi thô ráp, sau trở nên hồng và khá trơn tru.

Trẻ bệnh sởi thường có đầu lưỡi xám và thô ráp do sốt kéo dài, với trẻ sốt nhiều lưỡi có thể bị khô và nứt.

Với bệnh Rubella thì phía  tưa lưỡi có thể bị dày lên và lưỡi có cảm giác bị nhão.

Nổi hạch: dấu hiệu điển hình giúp phân biệt sởi và Rubella vì tình trạng nổi hạch chỉ xuất hiện khi trẻ mắc Rubella, thường ở các vị trí như sau tai, sau cổ và sau quai hàm, hạch sẽ sưng to gây đau và sau đó tự khỏi nếu trẻ điều trị tốt. 

Các biến chứng sau bệnh

Rubella cũng được xếp vào bệnh nguy hiểm khi gây ra nhiều biến chứng ở trẻ như, đặc biệt là cho mẹ khi trong giai đoạn mang thai:

Tiêm phòng sớm cho trẻ để tránh mắc những bệnh về đường hô hấp
  • Để lại bệnh đau và sưng ở các khớp như ngón tay, đầu gối, cổ tay khi trẻ lớn lên.
  • Đối với mẹ bầu mắc bệnh Rubella thì khi sinh con dễ khiến con mắc Rubella bẩm sinh hoặc con bị xuất huyết giảm tiểu cầu, viêm não, viêm thần kinh, dị dạng hoặc chết trong bụng mẹ.

Các mẹ hãy dựa vào những điểm đặc trưng trên để phân biệt sởi, sốt phát ban và Rubella để có những chế độ chăm sóc và dinh dưỡng phù hợp. Hiện nay đã có loại vacxin có thể phòng được đồng thời bệnh sởi, rubella, mẹ hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để tiêm phòng khi trẻ được 12 tháng tuổi. 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *