Những bệnh về mắt nếu như không được phát hiện và chữa trị sớm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực mắt trẻ, thậm chí dẫn tới mù lòa. Cùng phân biệt những triệu chứng của bệnh đau mắt trắng và đau mắt đỏ để có hướng chăm sóc đúng cách.
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, là báu vật của mỗi con người nhưng lại dễ bị tổn thương. Đặc biệt trẻ em thường gặp nhiều những bệnh lý về mắt do thói quen để tay bẩn dụi vào mắt.
Một số bệnh mắt thường gặp ở trẻ như tắc tuyến lệ viêm giác mạc, viêm nhiễm mi mắt, lẹo mắt,…Trong đó bệnh đau mắt đỏ và đau mắt trắng là nguy hiểm nhất và cũng có nhiều biểu hiện giống nhau nên mẹ cần phân biệt.
Bệnh đau mắt đỏ là gì?
Bệnh đau mắt đỏ là tình trạng nhãn cầu của trẻ bị viêm nhiễm do virus hoặc các loại vi khuẩn như khuẩn cầu đôi, khuẩn que hoặc dị ứng thời tiết, khói bụi…Với mỗi tác nhân bệnh sẽ có những biểu hiện và thời gian phục hồi khác nhau. Đa phần đau mắt đỏ làm cho lòng trắng của trẻ bị sưng tấy đỏ, cộm ngứa khó chịu và đổ ghèn dính chặt hai mí mắt mỗi buổi sáng thức dậy. Một số biểu hiện sớm của bệnh đau mắt đỏ:
- Trẻ hay dụi mắt, nước mắt chảy nhiều ở 2 khóe mắt.
- Trẻ nhạy cảm với ánh sáng, sợ ánh sáng mạnh của mặt trời hoặc đèn điện.
- Một số trẻ còn gặp những bệnh liên quan đến tai mũi họng như chảy nước mũi, ho hoặc nổi hạch ở sau tai.
- Đầu tiên một mắt sẽ bị sưng đỏ, sau vài ngày sẽ lây lan qua mắt bên cạnh.
Bệnh đau mắt đỏ là bệnh lành tính và có thể được chữa khỏi sau 2 tuần nếu được chăm sóc và uống thuốc đúng cách. Tình trạng biến chứng có thể xảy ra nhưng với tỉ lệ thấp, với những bệnh lý như viêm loét giác mạc, xuất huyết nhãn cầu, giảm thị lực và mù lòa.
Bệnh đau mắt trắng là gì?
Đau mắt trắng không phải là một bệnh mà nó là biểu hiện của những bệnh nguy hiểm ở mắt như đục thủy tinh thể, nhiễm ký sinh trùng khi trẻ chơi đùa với chó hoặc ung thư võng mạc…Đây là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, với những triệu chứng ban đầu khiến mẹ chủ quan và nhầm lẫn với những bệnh về mắt thông thường:
Trẻ hay dụi mắt và có dấu hiệu giảm thị lực, sợ ánh sáng mạnh.
Mắt trẻ bị xuất huyết hình thành những đốm đỏ ở tròng trắng của trẻ, tuy nhiên không gây ngứa rát cũng như bị đổ ghèn.
Sau này những đốm đỏ đó khu trú lại làm xuất huyết tròng trắng, hình thành một vùng trắng nằm đè lên tròng trắng của mắt trẻ. Lúc này mẹ sẽ thấy đồng tử của trẻ có màu trắng.
Khi bệnh chuyển nặng, mắt trẻ bị sưng to và cảm giác đau rát từ bên trong, là dấu hiệu của những bệnh lý vô cùng nguy hiểm như mắt cườm, giãn võng mạc, ung thư võng mạc…
Vì những dấu hiệu ban đầu của bệnh đau mắt trắng rất khó nhận biết khiến mẹ dễ nhầm lẫn với những bệnh khác nên đây là 1 bệnh lý phức tạp và rất khó trị. Vì vậy ngay khi trẻ xuất hiện những bất thường ở mắt thì mẹ nên đưa con ngay đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Với với bệnh đau mắt trắng thì trẻ cần được phẫu thuật sớm với tỉ lệ thành công khoảng 75%, và nếu may mắn trẻ bệnh nhẹ có thể tự khỏi khi điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ.
Một số bệnh thường gặp khác ở mắt của trẻ
Ngoài đau mắt đỏ và đau mắt trắng thì còn nhiều bệnh lý cũng khá nguy hiểm trẻ có thể dễ mắc phải, chủ yếu là hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu và dễ bị tấn công do trẻ thường có thói quen đưa tay bẩn lên dụi mắt. Cùng điểm qua 5 bệnh lý về mắt khác mẹ cũng nên cẩn trọng nhé:
Lác mắt: lác mắt hay còn gọi là lé là tình trạng hai mắt không thẳng hàng khi trẻ nhìn thẳng về phía trước. Bệnh có thể do di truyền và có những biểu hiện như trẻ thường hay vấp té, đi loạng choạng do mắt không nhìn rõ phía trước. Trẻ thường xuyên nghiêng đầu về 1 bên và ánh nhìn không tập trung vào vật thể trẻ nhắc đến.
Tăng nhãn áp bẩm sinh (glocom): đây là một bệnh mãn tính với những biểu hiện như rối loạn tại mắt và toàn thân do bệnh lý của thuỷ tinh thể khi trẻ còn nhỏ. Trẻ sẽ có những dấu hiệu như mắt đau đột ngột và lan ra khắp cơ mặt, mắt đỏ và thường xuyên chảy nước mắt, sợ ánh sáng.
Tật khúc xạ bẩm sinh: cận thị là tật khúc xạ trẻ có thể mắc khi còn nhỏ do bẩm sinh. Khi bạn thấy trẻ thường xuyên phải nheo mắt để nhìn rõ mục tiêu, mắt mờ không thấy rõ vật xung quanh nên thường hay quờ quạng… thì có thể con đang mắc những tật khúc xạ. Nếu để tình trạng kéo dài thì trẻ sẽ bị nhức mắt, đau đầu và cận thị mau tăng độ.
Ngoài ra còn nhiều bệnh lý khác như nổi mụt lẹo, viêm nhiễm mí mắt, giác mạc…xuất hiện từ khi trẻ còn rất nhỏ, nên mẹ cần chú ý kĩ những biểu hiện của con để nhanh chóng chữa trị, tránh để xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.