Các mẹ thường sợ rằng sau sinh mổ có bị sa tử cung không vì khi sinh mổ thành tử cung, vùng sàn chậu hay dây chằng đều bị tổn thương và chưa phục hồi được. Nguy cơ mắc bệnh sa tử sau sinh mổ thường hiếm gặp, nếu không có những tác động tiêu cực từ cuộc sống sau sinh.
Sau sinh mổ có bị sa tử cung không? Các bác sĩ khuyến cáo rằng một tháng sau sinh là thời gian mẹ dễ bị sa tử cung nhất, nếu không có chế độ nghỉ ngơi và ăn uống phù hợp sau sinh. Đây là bệnh không có thuốc chữa nên mẹ cần chú ý những biểu hiện của bệnh để đến bác sĩ để chữa trị kịp thời, tránh tình trạng phải cắt bỏ tử cung do biến chứng nặng.
Sa tử cung là gì? Sau sinh mổ có bị sa tử cung không?
Tử cung nằm sâu trong ổ bụng, được cố định bằng các lớp cơ và vùng đáy chậu, phía dưới còn có các dây chằng và thành âm đạo. Sa tử cung hay còn gọi là sa dạ con, sa sinh dục hoặc sa thành âm đạo. Đây là một bệnh lý khá nguy hiểm khi tử cung bị tuột xuống khi cơ chậu và dây chằng suy yếu không nâng đỡ được thành tử cung.
Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên, và các bà mẹ cũng quan tâm liệu sau sinh mổ có bị sa tử cung không vì sau sinh mổ dây chằng và sàn chậu bị tổn thương vẫn chưa phục hồi được. Theo những nghiên cứu của bộ y tế, khoảng 10% phụ nữ sau sinh mổ xuất hiện tình trạng sa tử cung, nhưng chủ yếu xuất hiện ở những phụ nữ sinh con mổ khi lớn tuổi, khoảng 40-50 tuổi.
Vì vậy sau sinh mổ có bị sa tử cung không? vẫn có, nhưng vẫn rất hiếm gặp. Tuy nhiên nếu mẹ sinh mổ mà không có chế độ ăn uống phù hợp thì có thể nâng cao nguy cơ mắc bệnh sa dạ con sau sinh mổ.
Làm việc nặng sau sinh mổ có bị sa tử cung không?
Sau sinh mổ, các cơ vùng chậu, sàn chậu và dây chằng vùng chậu bị co giãn trong quá trình mang thai và vẫn chưa phục hồi tốt các chức năng. Nếu trong lúc này mẹ vận động mạnh như làm việc nhà sau sinh mổ nhiều, khiêng vác các vật nặng, di chuyển liên tục, leo cầu thang… thì dễ dẫn đến việc sa tử cung.
Khi được hỏi sau sinh mổ có bị sa tử cung không, các bác sĩ thường khuyến cáo nếu bị không muốn bị bệnh lý trên, thì cần áp dụng những phương pháp sau:
Thực hiện nghiêm túc việc ở cữ từ 6-8 tuần sau sinh mổ, không được vận động mạnh, làm việc nhà nhiều, lao động quá độ và đi lại quá nhiều, lên xuống cầu thang sau khi sinh.
Ăn uống điều độ, bổ sung nhiều chất xơ để tránh bị táo bón vì đây cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến các mẹ dễ bị sa tử cung. Đặc biệt, nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để không bị táo bón. Táo bón sau sinh mổ có bị sa tử cung không?
Câu trả lời là có vì táo bón làm mẹ phải rặn nhiều, từ đó tăng áp lực lên ổ bụng khiến tử cung dễ bị sa ra ngoài. Mẹ có thể ăn nhiều rau, ăn trái cây như chuối, đu đủ, uống nhiều nước mỗi ngày, uống nước dừa và sử dụng nhiều thực phẩm bổ khí, bổ thận để tránh việc táo bón, rối loạn đường tiêu hóa.
Không nên sử dụng đai nịt bụng để giảm cân, cũng như thu gọn vòng eo, không đứng quá lâu cũng như nằm quá nhiều.
Thực hiện những bài tập thể dục nhẹ nhàng để tăng sức khỏe, độ dẻo dai và đẩy nhanh quá trình phục hồi xương chậu và dây chằng. Những bài tập kegel được xem là phương pháp hiệu quả nhất được bác sĩ khuyến cáo mẹ nên tập hằng ngày.
Sau sinh mổ có bị sa tử cung không?
Có 3 mức độ sa tử cung mẹ sau sinh mổ cần chú ý:
Sa tử cung mức độ nhẹ
Tử cung bị sa ra ngoài và nằm ở thành âm đạo. Lúc này mẹ sẽ thấy những biểu hiện như:
- Đi tiêu tiểu khó khăn, tiêu không tự chủ được, mỗi lần hắt hơi hoặc ho đều bị són tiểu.
- Cảm thấy nặng ở phần bụng dưới, âm hộ và âm đạo. Đau lưng nhiều, đặc biệt là khi đi lại.
- Thường xuyên ra khí hư có mùi khó chịu, nhầy hoặc loãng đều có, có xuất hiện chảy máu bất thường.
- Khi quan hệ thường không đạt cực khoái, thay vào đó lại cảm thấy đau âm ỉ khó chịu.
Sa tử cung mức độ trung bình
Một phần tử cung bị rớt ra ngoài khỏi thành âm đạo. Những biểu hiện thường gặp như:
- Đau lưng dữ dội, tần suất xảy ra thường xuyên.
- Khi di chuyển thường có cảm giác có thứ gì đó rơi khỏi âm đạo, khi ngồi lại có cảm giác có một quả bóng nhỏ dưới vùng chậu.
Sa tử cung mức độ nặng
Toàn bộ tử cung bị sa xuống hẳn khỏi vùng âm đạo, thậm chí kéo theo sa bàng quang và sa cả thành sau âm đạo kèm theo trực tràng.
Lúc này khi di chuyển bạn cảm thấy có một khối tròn tụt ra hẳn bên ngoài âm đạo, có cảm giác đang dần tụt xuống. Còn khi ngồi thì cảm giác như đang ngồi trên 1 quả bóng phồng to.
Với những trường hợp nặng khi bị sa tử cung, mẹ có thể sinh hoạt bình thường và điều trị tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ phụ sản. Tuy nhiên nếu mẹ bị sa tử cung nặng thì dễ xuất hiện những biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm nhiễm tử cung dễ dẫn đến viêm trùng đường tiết niệu, khiến mẹ gặp đau đớn nhiều khi tiểu đại tiện.
- Khó vận động bình thường, cơ thể lúc nào cũng khó chịu khiến tâm lý mẹ sa sút, ảnh hưởng đến việc phục hồi sau sinh mổ, cũng như ảnh hưởng đến chất lượng sữa và việc chăm sóc con thơ.
- Loét âm đạo, hoại tử, bị cắt tử cung khiến mẹ không thể mang thai được nữa. Ngoài ra còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.