Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do muỗi vằn gây ra, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em nhưng đặc biệt nguy hiểm đối với mẹ bầu mang thai và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này và những nguy hiểm khó lường từ nó.
sốt xuất huyết là bệnh thường gặp nên đôi khi mọi người thường có những quan niệm sai lầm về nó như: đây là bệnh lành tính có thể tự khỏi, bệnh 1 lần rồi sẽ không tái phát nữa… Tuy nhiên căn bệnh này thật sự nguy hiểm, mỗi năm cướp đi sinh mạng của hơn 10.000 người ở đủ mọi lứa tuổi.
Sốt xuất huyết có thể biến chứng thành bệnh lý nguy hiểm chết người
Sốt xuất huyết có 3 dạng phổ biến sau đây:
Sốt xuất huyết dạng nhẹ: bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng thông thường như sốt, đau nhức cơ và các bộ phận trên cơ thể, xuất huyết nhẹ dưới da trong vòng 5-8 ngày sau đó bắt đầu thuyên giảm và khỏi hẳn.
Xuất huyết ngoài: ngoài những triệu chứng thông thường thì sốt xuất huyết dạng nặng hơn là xuất huyết ngoài như chảy máu mũi, chảy máu chân răng, đi tiêu có máu hoặc những vết xuất huyết dưới da bị vỡ ra, mạch máu li ti vỡ tạo thành những vết bầm tím trên người hoặc chảy từng giọt nhỏ ra ngoài da. Đây là dạng nặng và đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ vì dễ bị thiếu máu, suy nội tạng nên cần được chữa trị nhanh chóng.
Hội chứng sốc Dengue: sốt xuất huyết dạng nặng, xảy ra sau khoảng 24-48 tiếng sau khi trẻ khởi phát sốt xuất huyết. Những biểu hiện năng xuất hiện ồ ạt như sốt cao không giảm, cơ thể bị co giật, rơi vào hôn mê sau, huyết áp tăng, tiểu cầu giảm mạnh, chảy máu không ngừng. Khi trẻ bị hội chứng sốc Dengue có thể tử vong sau khoảng 5 giờ, vì khi đó các cơ quan trong cơ thể bị tổn thương như viêm cơ tim, tràn dịch màng phổi dẫn đến viêm não và tử vong.
Nguy cơ cao sốt xuất huyết diễn biến thành đại dịch
Muỗi truyền bệnh là muỗi vằn hay còn gọi là muỗi Dengue, mang virus sốt xuất huyết từ người bệnh truyền sang cho người lành thông qua đường muỗi đốt. Một con muỗi thậm chí có thể truyền bệnh cho tất cả thành viên trong gia đình, vì chúng ẩn nấp trong những chỗ tối, nếu con người không cẩn thận có thể bị đốt bất cứ lúc nào.
Đặc biệt, con muỗi nào mang bệnh sẽ truyền bệnh mãi cho đến khi chế, trứng của chúng cũng mang mầm bệnh. Trứng muỗi vằn sống trong các môi trường có nước, đặc biệt là nước bẩn xung quanh nhà. Muỗi vằn có thể bay xa hơn 100m, đôi khi nương nhờ trên các phương tiện giao thông để truyền bệnh khi khắp nơi tạo thành dịch bệnh.
Trẻ em bệnh sốt xuất huyết không chỉ bị 1 một lần như sởi hoặc thủy đậu, bỏi có tới 4 loại chủng virus sốt xuất huyết có thể gây bệnh cho người, với tên gọi lần lượt là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Người bệnh bị muỗi chủng nào đốt thì chỉ hình thành kháng thể loại đó, lần sau vẫn có thể bị tái lại và thậm chí nặng hơn lần trước. Tác động của 2 chủng virus cộng hưởng với nhau dễ gây những biến chứng trầm trọng ở trẻ, khó chữa trị hơn gấp nhiều lần.
Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
Những cách phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả tại nhà
Với những mối nguy hiểm mà sốt xuất huyết mang lại cho trẻ em và xã hội, điều cần nhất ngay bây giờ là các mẹ hãy phòng bệnh tại nhà cho con. Trong bối cảnh bệnh chưa có vacxin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu, mẹ nên nhớ áp dụng 4 phương pháp sau:
Giữ gìn vệ sinh nhà ở và xung quanh khu vực sống
Thu gom các rác thải xung quanh nhà có thể làm nơi để muỗi vằn đẻ trứng, đồng thời sử dụng hóa chất phun xung quanh nhà để diệt lăng quăng và muỗi vằn.
Luôn vệ sinh những khu vực tối trong nhà như dưới gầm giường, gầm bàn, móc treo quần áo. Dùng vợt muỗi hoặc thuốc xịt muỗi để diệt muỗi bằng cách xịt vào những nơi trú ẩn của muỗi trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng.
Bảo vệ con không bị muỗi vằn đốt
Vào buổi chiều tối là thời gian muỗi vằn hoạt động mạnh nhất, vì vậy mẹ nên cho bé mặc quần áo dài tay và sáng màu. Thoa thuốc chống muỗi lên những bộ phận hở trên cơ thể.
Cho trẻ ngủ trong mùng, bật máy lạnh hoặc bật quạt mát để tránh muỗi đốt.
Có thể sử dụng lưới chống muỗi ở khu vực cửa sổ, lỗ thông gió để phòng tránh muỗi.
Loại bỏ môi trường sống của muỗi vằn
Đậy kín các dụng cụ chứa nước như bể, giếng, chum, vại..để muỗi không để trứng, hoặc thả cá vàng để chúng ăn lăng quăng/bọ gậy.
Thường xuyên thay nước bình hoa và các dụng cụ chứa nước trong gia đình.
Tham gia thường xuyên vào những đợt phòng chống dịch sốt xuất huyết ở địa phương như tẩm mùng mền bằng hóa chất diệt muỗi, cho nhân viên y tế đến phun hóa chất diệt muỗi xung quanh nhà.
Đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được khám chữa trị khi có dấu hiệu sốt xuất huyết
Khi con có những dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết mẹ nên đưa bé ngay đến các cơ sở y tế gần nhất để được xét nghiệm máu và chuẩn đoán đúng bệnh. Không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.c