Thiên đầu thống (tăng nhãn áp): Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tổng quan bệnh Thiên đầu thống (tăng nhãn áp)

Bệnh thiên đầu thống là gì? Bệnh thiên đầu thống là tên gọi khác của bệnh tăng nhãn áp hay còn được biết đến với các tên gọi như cườm nước, bệnh glocom.

Đây là bệnh lý nhãn khoa thường gặp, xảy ra khi áp lực thủy dịch trong nhãn cầu tăng cao và gây tổn thương hệ thần kinh thị giác, hậu quả nghiêm trọng nhất là dẫn đến mù loà. Tăng nhãn áp có 4 loại chính: tăng nhãn áp góc mở, tăng nhãn áp góc đóng, tăng nhãn áp bẩm sinh và tăng nhãn áp thứ cấp. Trong đó, phổ biến nhất là tăng nhãn áp góc mở.

Nguyên nhân bệnh Thiên đầu thống (tăng nhãn áp)

  • Tăng nhãn áp góc mở và tăng nhãn áp bẩm sinh: thường do di truyền trong gia đình.
  • Tăng nhãn áp góc đóng: hệ thống ống dẫn lưu ở màng mạch bị tắc nghẽn, thuỷ dịch không thoát ra được dẫn đến tăng áp lực ổ mắt.
  • Tăng nhãn áp thứ cấp: xảy ra ở những người có tiền căn tăng nhãn áp góc mở, tăng nhãn áp góc đóng và đồng thời bị thêm các bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường, chấn thương mắt hoặc thường xuyên sử dụng thuốc corticosteroids.

Triệu chứng bệnh Thiên đầu thống (tăng nhãn áp)

Mỗi phân loại bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau:

  • Tăng nhãn áp góc mở: triệu chứng mơ hồ.
  • Tăng nhãn áo góc đóng: đột ngột đau dữ dội, nhìn vật thấy nhoè, cảm giác như có màng mờ che trước mắt, chói mắt, giảm tầm nhìn như nhìn qua ống nhòm (tầm nhìn hình ống), mắt sưng đau, có thể thấy buồn nôn hay nôn ói mà không có nguyên nhân rõ ràng.
  • Tăng nhãn áp bẩm sinh: quan sát thấy có 1 lớp màng mờ, mắt đỏ, nhạy cảm với ánh sáng.
  • Tăng nhãn áp thứ cấp: triệu chứng tương tự như trên, bệnh nhân có kèm theo các bệnh như Tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch, chấn thương mắt…
Thiên đầu thống (tăng nhãn áp): Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Đối tượng nguy cơ bệnh Thiên đầu thống (tăng nhãn áp)

  • Tuổi: trên 40, thường nữ giới nhiều hơn nam giới.
  • Tiền sử gia đình: trong gia đình có người bị tăng nhãn áp.
  • Thuốc: sử dụng corticosteroid trong thời gian dài.
  • Bệnh nền kèm theo: tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch.
  • Bệnh về mắt: cận thị, chấn thương mắt khác hoặc có tiền sử phẫu thuật mắt trước đó.

Phòng ngừa bệnh Thiên đầu thống (tăng nhãn áp)

Hiện tại chưa có phương pháp nào hiệu quả ngăn ngừa bệnh tăng nhãn áp. Cách phòng bệnh tốt nhất là phát hiện sớm và điều trị kịp thời để giảm nguy cơ suy giảm/ mất thị lực.

Khám mắt định kì và đo nhãn áp ít nhất là mỗi 5 năm sau 40 tuổi, nhất là những người bị tiểu đường, nguy cơ mắc bệnh cao hơn 40%.

Một số biện pháp giúp làm chậm/ ngăn ngừa tiến trình tăng nhãn áp:

  • Tăng nhãn áp thứ cấp: triệu chứng tương tự như trên, bệnh nhân có kèm theo các bệnh như Tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch, chấn thương mắt…
  • Giảm stress, hạn chế căng thẳng.
  • Vận động, tập thể dục thường xuyên.
  • Hạn chế dùng chất caffein (cà phê, trà, socola…).
  • Ăn nhiều trái cây và rau xanh.
  • Đeo kính bảo hộ khi chơi thể thao, làm việc để ngăn ngừa chấn thương.
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường, cao huyết áp và bệnh tim mạch.
  • Không tự ý điều trị bằng kinh nghiệm dân giản hay sử dụng các loại thuốc khôngrõ nguồn gốc, cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Thiên đầu thống (tăng nhãn áp)

Tăng nhãn áp thường được chẩn đoán dễ dàng dựa vào triệu chứng và để chẩn đoán xác định chính xác, các bác sĩ sẽ đo nhãn áp của bạn bằng phương pháp Tonometry. Sau khi được nhỏ thuốc giãn đồng tử, bác sĩ sẽ kiểm tra nhãn áp của bạn.

Các biện pháp điều trị bệnh Thiên đầu thống (tăng nhãn áp)

Sau khi khám và chẩn đoán, tuỳ từng trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp, bao gồm: điều trị bằng thuốc nhỏ mắt, điều trị bằng laser hay phẫu thuật.

  • Dùng thuốc nhỏ mắt: thường đươc chỉ định cho trường hợp Tăng nhãn áp góc mở hoặc đóng. Thuốc sẽ làm giảm sự hình thành thuỷ dịch, từ đó sẽ giảm nhãn áp. Nếu dùng thuốc không hiệu quả hoặc trường hợp tăng nhãn áp nặng, bác sĩ sẽđiều trị bằng laser hoặc phẫu thuật.
  • Điều trị bằng laser: tia laser giúp tăng sự lưu thông thuỷ dịch trong tăng nhãn áp góc mở cũng như hạn chế sự tắc nghẽn dịch trong tăng nhãn áp góc đóng.
  • Phẫu thuật: được chỉ định trong trường hợp tăng nhãn áp bẩm sinh, tăng nhãn áp thứ phát hoặc những trường hợp tăng nhãn áp nặng không đáp ứng với thuốc nhỏ mắt. Phẫu thuật cắt bè củng mạc (trabeculectomy) sẽ tạo một đường thoát dịch mới giúp làm giảm áp lực ở mắt.
Thiên đầu thống (tăng nhãn áp): Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Những phương pháp điều trị kể trên chỉ có tác dụng làm giảm áp lực nhằm ngăn chặn sa sút thị lực chứ không thể điều trị dứt điểm bệnh tăng nhãn áp. Chính vì vậy, bệnh này cần được bác sĩ theo dõi đồng thời phải điều trị, kiểm soát bệnh nền kèm theo như tăng huyết áp, tiểu đường…

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *