Thoái hóa võng mạc là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, phòng ngừa

Thoái hóa võng mạc là căn bệnh về mắt nguy hiểm. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra mù lòa nếu không được chữa trị sớm.

Theo Bộ Y tế, thoái hóa hoàng điểm võng mạc là nguyên nhân phổ chính gây mù lòa phổ biến ở cao tuổi, trong đó có đến 82% là do phát hiện bệnh trễ, chậm chữa trị. Vậy thái hóa võng mạc là gì, đâu là những biểu hiệu, các chữa trị và phòng tránh bệnh hiệu quả?

Thoái hóa võng mạc là gì?

Thoái hóa võng mạc là quá trình lão hóa tự nhiên của tế bào võng mạc kèm theo đó là các tác nhân gây hại từ bên ngoài làm thúc đẩy quá trình lão hóa diễn ra sớm và nhanh hơn.

Bệnh thường xuất hiện với người trên 50 tuổi. Thoái hóa võng mạc thường diễn biến âm thầm và phá hủy thị lực theo thời gian, là một trong các lý do chính khiến người bệnh suy giảm thậm chí làm mất hoàn toàn thị lực.

Nguyên nhân gây ra thoái hóa võng mạc

Thoái hóa võng mạc do cận thị

Võng mạc chu biên là vùng xa nhất của phần võng mạc và không gây ảnh hưởng nhiều đến thị lực vùng trung tâm tuy nhiên lại làm hạn chế khả năng nhìn bao quát của mắt. Cận thị là nguyên nhân chính gây ra tình trạng thoái hóa võng mạc chu biên.

Ở những người cận thị nặng, nhãn cầu sẽ phình ra, làm trục nhãn cầu giãn kéo theo võng mạc chu biên bị giãn theo. Do đây là khu vực ít được nhận máu nên dễ bong ra và rách dẫn đến mù lòa nếu không phát hiện sớm.

Thoái hóa võng mạc bẩm sinh

Thoái hóa võng mạc là một bệnh di truyền theo dòng mẹ. Bệnh có tính di truyền lặn với những đặc điểm tiến triển rất chậm. Các dấu hiệu thường xuất hiện ở tuổi thanh thiếu niên, đến độ tuổi 30 thị lực sẽ bắt đầu giảm nhiều, đến 40 – 50 bệnh nhân sẽ đi lại khó khăn kể cả ban ngày, thị lực giảm sút nhiều, có thể mất thị lực khi về già.

Những dấu hiệu thường gặp của bệnh thoái hóa võng mạc

Người bị thoái hóa võng mạc sẽ xuất hiện một số triệu chứng sau:

Khám mắt là cách chắc chắn nhất để kết luận về bệnh lý.
  • Giảm dần thị lực vùng trung tâm, dấu hiệu này thường diễn tiến chậm khó phát hiện, dễ nhầm lẫn với tật khúc xạ ở mắt.
  • Một số trường hợp có thể giảm thị lực đột ngột, nếu nặng có thể gây mù lòa.
  • Nhìn hình ảnh méo mó, biến dạng, nhìn đường thẳng bị cong.
  • Nhìn có điểm mờ đen trước mắt.
  • Rối loạn thị giác, nhìn mọi vật mờ và nhạt màu, song thị.

Các triệu chứng trên có thể xuất hiện ở một hoặc hai mắt. Người bị ở một mắt, mắt còn lại vẫn có thể nhìn rõ nếu không chú ý sẽ không phát hiện được thay đổi về thị lực.

Phương pháp điều trị thoái hóa võng mạc

Điều trị thoái hóa võng mạc chủ yếu gồm điều trị các triệu chứng. Các phương pháp điều trị thoái hóa võng mạc mà các cơ sở chuyên khoa thường áp dụng là:

Liệu pháp quang động Laser

Được sử dụng phổ biến để điều trị các bệnh lý về đáy mắt như: thoái hoá võng mạc, bong rách võng mạc… Các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp quang đông laser để phá huỷ các tân mạch võng mạc ngăn chặn xuất huyết dịch kính và phù hoàng điểm, nhằm cải thiện thị lực người bệnh. Phương pháp này có nhược điểm là thực hiện nhiều lần và dễ tái phát nếu không được chăm sóc đúng cách.

Điều trị bằng tế bào gốc đa năng

Đây là cách mới trong điều trị thoái hóa võng mạc, với triển vọng lấy lại tầm nhìn cho các bệnh nhân có khả năng mù lòa cao. Các tế bào gốc được nuôi nhằm thay thế và sửa chữa các tế bào bị yếu hoặc chết. Song phương pháp này vẫn còn đang trong quá trình thử nghiệm và chưa được áp dụng rộng rãi.

Thuốc kháng yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu

Các yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu khi phát triển quá đà sẽ làm rò rỉ chất dịch và hình thành các tân mạch ở võng mạc, thuốc kháng yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu được dùng để ngăn chặn sự phát triển trên.

Biện pháp này thường được dùng trong điều trị các bệnh lý thoái hóa điểm vàng dạng ướt, phù hoàng điểm do các chứng bệnh tân sinh mạch hắc mạc, đái tháo đường, tắc tĩnh mạch võng mạc.

Đến bác sĩ để được thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả.

Phòng ngừa bệnh thái hóa võng mạc

Việc điều trị thoái hóa võng mạc sẽ trở nên khó khăn, tốn kém và giảm hiệu quả hồi phục nếu để bệnh đã lâu và diễn tiến quá nặng. Do đó cần phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ võng mạc từ sớm như:

  • Chủ động kiểm tra mắt: Mọi người nên tạo thói quen kiểm tra mắt định kỳ, đặc biệt là ở người có tật khúc xạ, người lớn tuổi, người có khả năng nguy cơ cao từ các bệnh lý khác.
  • Người thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh cần dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi, áp dụng các bài tập thư giãn mắt. Hạn chế tác hại ánh sáng xanh bằng cách đeo kính chống, cài đặt các phần mềm giảm ánh sáng xanh màn hình.
  • Đeo kính râm khi đi ngoài trời để hạn chế khói bụi, tia cực tím gây hại cho mắt, dùng kính chuyên dụng khi làm các việc đặc thù phải tiếp xúc trực tiếp với cường độ ánh sáng mạnh.
  • Vệ sinh mắt đúng cách: Sau khi đi ngoài trời nên rửa mặt bằng nước sạch và lau lại bằng khăn sạch, không nên dùng tay dụi mắt khi có cảm giác khó chịu hoặc có vật thể rơi vào mắt.
  • Tránh tiếp xúc với khói bụi, nguồn nước bẩn, tia hàn điện… giảm thời gian xem tivi, sử dụng máy tính, điện thoại để hạn chế tác hại tới mắt.

Thoái hóa võng mạc là căn bệnh âm thầm nhưng rất nguy hiểm, có khả năng làm mù lòa nếu không được chữa trị sớm. Ngoài việc khám bệnh, người bệnh còn phải có chế độ ăn uống và chăm sóc đặc biệt cho mắt để bệnh mau khỏi và hạn chế cơ hội tái phát.  

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *