Thủy đậu bội nhiễm là gì và nó có nguy hiểm không

Thủy đậu tuy là một bệnh lành tính, tuy nhiên cũng không nên chủ quan mà bỏ qua các biến chứng của bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong đó thủy đậu bội nhiễm có thể kể đến như là biến chứng phổ biến nhất của bệnh. Vậy thì thủy đậu bội nhiễm là gì và nó nguy hiểm như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nó.

Thủy đậu là gì? Bệnh thủy đậu bội nhiễm

Thủy đậu là bệnh do virus Varicella zoster gây ra, thường kéo dài khoảng 10 – 15 ngày sẽ tự khỏi. Bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp và trở thành dịch bệnh, vào những ngày cuối đông đầu xuân là thời điểm bệnh bùng phát nhiều nhất.

Một số trường hợp thủy đậu không tự khỏi được, do những quan niệm sai lầm mà kiêng tắm, kiêng gió, hay sức đề kháng quá kém, đang mắc một số căn bệnh kèm theo dẫn đến biến chứng viêm da do bội nhiễm vi khuẩn trên nốt thủy đậu.

Bệnh dễ lây qua đường hô hấp thành dịch.

Thủy đậu bội nhiễm có nguy hiểm không?

  • Những nốt thủy đậu bội nhiễm sẽ bị mưng thành mủ, dẫn đến thời gian mắc bệnh lâu hơn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Lúc mụn thủy đậu lặn đi cũng rất dễ để lại sẹo, hầu hết là sẹo lõm và khó phục hồi. Đặc biệt nó rất ảnh hưởng đến thẩm mỹ khi để lại sẹo trên mặt, nhất là với chị em phụ nữ.
  • Với người bị suy dinh dưỡng nặng khi mắc thủy đậu bội nhiễm có thể dẫn đến hoại tử, lở loét da.
  • Đã có nhiều trường hợp bệnh nhân bị viêm phổi, viêm tai, viêm thanh quản… do thủy đậu bội nhiễm.
  • Nguy hiểm hơn, thủy đậu bội nhiễm có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, tổn thương cơ quan phủ tạng và có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
  • Đặc biệt sản phụ mang thai 3 tháng đầu cần đặc biệt lưu ý chăm sóc và điều trị đúng cách, tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định bác sĩ để tránh các biến chứng thủy đậu ảnh hưởng đến cả mẹ và con.

Điều trị thủy đậu bội nhiễm

Cần kết hợp thuốc sát khuẩn tại chỗ với kháng sinh đường toàn thân để điều trị thủy đậu.

  • Dùng thuốc sát trùng ngoài da bội tại các nốt đậu như xanh methylen.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh chống ngứa histamin.
  • Sử dụng oxacillin hoặc vancomycin để điều trị các tổn thương có mủ do tụ cầu.
  • Nếu bị thủy đậu bội nhiễm và gặp phải biến chứng viêm phổi có thể điều trị bằng kháng sinh cephalosprorin thế hệ 3 (Ceftazidim) hoặc nhóm Quinolon (Levofloxacin) – lưu ý không dùng kháng sinh quinolon cho phụ nữ có thai và trẻ em < 12 tuổi.
Những nốt thủy đậu bội nhiễm mưng mủ và dễ để lại sẹo.

Nếu có dấu hiệu sốt do nhiễm khuẩn thì cần dùng kháng sinh liều cao, tuy nhiên cao như thế nào, dùng trong thời gian bao lâu thì bạn nên tham vấn và nghe theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Tuyệt đối không được tự ý mua bất kỳ loại thuốc gì về sử dụng.

Một số điểm cần lưu ý khi điều trị thủy đậu bội nhiễm

  • Cần kết hợp uống thuốc kháng sinh toàn thân và kết hợp bôi sát khuẩn ở những nơi bị vỡ.
  • Luôn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tắm bằng nước ấm mỗi ngày và tránh động vào những mụn thủy đậu. Không nên kiêng khem sai lầm.
  • Bệnh nhân nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để tránh cọ vào mụn dễ gây vỡ.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *