Ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư phụ khoa nguy hiểm, có tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong xếp thứ hai trong các ung thư sinh dục ở nữ giới tại Việt Nam. Những bệnh nhân không may mắc ung thư cổ tử cung thường băn khoăn ung thư cổ tử cung có sinh con được không.
Liệu ung thư cổ tử cung có sinh con được không, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Ung thư cổ tử cung là gì?
Cổ tử cung là một phần của cơ quan sinh dục nữ, tiếp nối giữa âm đạo và thân tử cung.
Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính của biểu mô lát (biểu mô vảy) hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung. Bệnh xảy ra khi các tế bào phát triển bất thường, nhân lên vô kiểm soát, xâm lấn khu vực xung quanh cũng như di căn tới các bộ phận khác của cơ thể.
Nữ giới mắc ung thư cổ tử cung thường ở độ tuổi sinh hoạt tình dục (30 – 45 tuổi), người dưới 20 tuổi hiếm khi mắc bệnh, trong khi đó những trường hợp trên 65 tuổi phát hiện bệnh thường do tầm soát không tốt ở độ tuổi trước đó.
Bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung có sinh con được không?
Ung thư cổ tử cung có sinh con được không? Ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không? Hiện nay, những phụ nữ trẻ mắc ung thư cổ tử cung muốn có con có thể được xem xét điều trị bảo toàn khả năng sinh sản bằng các phương pháp sau:
Dị sản và ung thư tại chỗ
Phương pháp điều trị này được áp dụng là đốt điện hoặc đốt bằng laser hay đông lạnh các tế bào bất thường. Đôi khi tiến hành phẫu thuật khoét chóp cổ tử cung – các phương pháp điều trị dễ dàng, tỉ lệ khỏi đạt 100%.
Ung thư cổ tử cung có sinh con được không? Phương pháp điều trị trên không ảnh hưởng tới hứng thú tình dục và khả năng sinh sản về sau, nên trong trường hợp này bệnh nhân ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể sinh con.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, phẫu thuật cắt tử cung được tiến hành khi có kèm theo các triệu chứng bệnh lý khác, và trong tình huống này bệnh nhân sẽ không còn khả năng sinh con được nữa.
Ung thư thể xâm lấn
Trường hợp này cần điều trị rộng hơn, bằng phẫu thuật triệt để cắt bỏ tử cung và các tổ chức xung quanh, gồm cả nạo vét hạch trong khung chậu, đôi khi tiến hành xạ trị phối hợp với phẫu thuật, hoặc xạ trị đơn thuần, trong một số trường hợp cần thiết điều trị bằng hoá trị. Nếu bệnh nhân đã phẫu thuật cắt bỏ tử cung thì sau này không thể sinh con.
Điều trị nội tiết
Đây là phương pháp sử dụng thuốc để ngăn chặn các tế bào ung thư tiếp xúc với các nội tiết tố để phát triển. Đây là phương pháp điều trị toàn thân mới, thường sử dụng thuốc có chứa progesterone.
Trước khi chỉ định điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành làm các xét nghiệm về nội tiết nhằm tìm hiểu bệnh nhân có khả năng đáp ứng với phương pháp điều trị này hay không. Ung thư cổ tử cung có sinh con được không với cách điều trị này thì câu trả lời là khả năng sinh sản của bệnh nhân được bảo tồn nhé, sau này bệnh nhân hoàn toàn có thể mang thai và sinh nở.
Phụ nữ bị ung thư cổ tử cung khi mang thai phải làm gì?
Ung thư cổ tử cung có mang thai được không hay sinh con được không sẽ phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh và cách chữa của bác sĩ. Nếu như bạn phát hiện ung thư cổ tử cung khi đang mang thai, phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào các tình hình bệnh cụ thể của bệnh nhân. Việc xác định phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Điều trị trong khi mang thai
Nếu mới mang thai mà phát hiện mắc ung thư cổ tử cung, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bỏ thai nhi để bắt đầu điều trị ngay lập tức. Để ung thư cổ tử cung phát triển trong 6 – 7 tháng thai kỳ mà không điều trị sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng.
Nếu bệnh nhân muốn mang thai thì bác sĩ sẽ tiến hành điều trị khi bước vào 3 tháng giữa của thai kỳ. Hiện nay các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung khi mang thai vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Vậy ung thư cổ tử cung có sinh con được không thì ung thư cổ tử cung vẫn có thể mang thai song rất nguy hiểm. Trường hợp khi đang trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ mới phát hiện ung thư cổ tử cung thông thường sẽ điều trị sau khi sinh. Tuy nhiên, một số trường hợp bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bệnh nhân sinh sớm để điều trị bệnh kịp thời.
Điều trị sau khi em bé được sinh ra
Ngay sau khi sinh, bác sĩ sẽ bắt đầu điều trị ung thư cổ tử cung cho bệnh nhân. Trong quá trình sinh mổ, bác sĩ sẽ đồng thời quyết định cắt bỏ tử cung, sau đó tiến hành xạ trị và hóa trị. Sau khi sinh quá trình điều trị sẽ dễ dàng hơn, không sợ ảnh hưởng đến thai nhi, bảo toàn được cả tính mạng của mẹ và bé.
Cách tốt nhất để bảo toàn khả năng sinh sản, phòng chống bệnh tật là tự bảo vệ bản thân mình, xây dựng một lối sống lành mạnh, thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư cổ tử cung.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.