Trẻ bị rốn lồi có thể tự khỏi không?

Trẻ bị rốn lồi còn được gọi là thoát vị rốn, một tình trạng thường gặp ở trẻ em nhẹ cân hoặc sinh non. Đây là hiện tượng có một khối phình bất thường do một phần niêm mạc của bụng trẻ, ruột hoặc chất lỏng chui ra ngoài, đi qua cơ ở thành bụng và lồi ra ở lỗ rốn của trẻ sơ sinh.

Hầu hết các trường hợp rốn lồi ở trẻ sẽ tự khỏi khi trẻ lớn dần. Nhưng một số thì kéo dài hơn thế và gây ra nhiều biến chứng. Thoát vị rốn nếu không khỏi thì cần được theo dõi và phẫu thuật kịp lúc. Để ngăn ngừa biến chứng, hãy theo dõi bài viết sau để hiểu rõ thêm về bệnh rốn lồi ở trẻ.

Nhận biết bệnh rốn lồi ở trẻ

Rốn lồi là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở những trẻ sinh ra nhẹ cân hoặc sinh non. Là tình trạng kiếm khuyết của cân cơ ở thành bụng, trước khi lỗ rốn được đóng hoàn toàn sau khi sinh. Lỗ thông này sẽ khiến các thành phần trong ổ bụng như mô mềm, mô mỡ hay kể cả ruột non chui ra ngoài hình thành một cái túi thoát vị bên ngoài thành bụng. Đa số trường hợp mắc rốn lồi sẽ tự biến mất khi trẻ lên 1 hay 2 tuổi mà không cần điều trị.

Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị rốn lồi

Nguyên nhân là trong thời kỳ mang thai của phụ nữ, dây rốn đi qua một lỗ nhỏ ở cơ bụng của thai nhi và lỗ này sẽ đóng lại ngay sau khi sinh. Nếu các cơ thành bụng của mẹ không kết hợp hoàn toàn với nhau để đóng kín lỗ rốn, rốn trẻ sơ sinh bị hở thì sẽ xảy ra tình trạng rốn lồi sau khi sinh hoặc khi trẻ lớn lên. Các bậc cha mẹ yên tâm là các bác sĩ hoặc nữ hộ sinh cắt hoặc kẹp dây rốn khi trẻ chào đời không ảnh hưởng hoặc không gây ra rốn lồi ở trẻ.

Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị rốn lồi: Hầu hết các trường hợp mẹ có thể quan sát thấy và phát hiện những triệu chứng của thoát vị rốn trong những tuần đầu sau khi sinh. Nhưng có những trường hợp đợi bé lớn mới có thể nhận thấy được. Các dấu hiệu thường thấy là: Khi trẻ ngồi, đứng thẳng sẽ nhìn thấy rõ mô phình hơn hoặc khi trẻ hoặc động cơ bụng như khóc to, ho mạnh; có mô phình ra ở vùng dưới da trong khu vực rốn;  lấy tay ấn nhẹ vào phần rốn ba mẹ sẽ đẩy một phần mô bị lồi vào trong; Những mô nào kích thước không giống nhau ở mỗi trẻ, thường thì chúng chỉ nhỏ dưới 2,5 cm. Nếu trẻ quấy khóc hay phản ứng đau đớn khi cha mẹ sờ chạm vào khối này thì đây là một dấu hiệu cảnh báo phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có chuẩn đoán và điều trị.

Rốn lồi nếu không tự khỏi sẽ được điều trị như thế nào?

Trẻ khi bị rốn lồi nên cần được theo dõi và thông thường tình trạng rốn lồi sẽ tự khỏi khi trẻ được 1 đến 2 tuổi. Khi trẻ lớn dần lên, các cơ ở thành bụng sẽ phát triển đóng kín lỗ hổng ở thành bụng, rốn lồi sẽ tự động mất đi mà không cần bất cứ sự can thiệp nào.

Các bậc cha mẹ không cần làm gì, không nên có tác động gì đến rốn của trẻ hay áp dụng các biện pháp như dán đồng xu lên vùng rốn bị lồi vì bộ phận rốn rất là nhạy cảm. Theo các nghiên cứu cho thấy phương pháp dung đồng xu không hề mang lại hiệu quả, thậm chí có thể khiến cho tình hình của trẻ ngày càng xấu hơn. Vì vậy, cha mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ để điều trị thay vì sử dụng các kinh nghiệm dân gian không đúng này.

Theo dõi tình trạng rốn của trẻ vì trong 1 số thường hợp khối thoát vị rốn cần phải phẫu thuật

Một vài trường hợp rốn lồi khôn gây đau đớn nhưng sau 1 – 2 năm vẫn chưa tự mất đi có thể đến bệnh viện để kiểm tra, các bác sĩ sẽ giúp đẩy khối thoát vị vào ổ bụng.

Các bậc cha mẹ phải đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị khi những khối thoát vị rốn lớn và gây đau đớn cho trẻ. Trường hợp khối thoát vị có vùng da bên ngoài sưng nề và đỏ, khối thoát vị bị nghẹt ruột… phải can thiệp bằng việc phẫu thuật.

Trẻ em có khối thoát vị rốn phải phẫu thuật thường được chỉ định trong trường hợp:

  • Trẻ có đau ở vị trí khối thoát vị hoặc rốn trẻ sẽ lớn dần và sẽ không giảm kích thước trong hai năm đầu (có đường kính lớn khoảng hơn 1 đến 2 cm).
  • Khối thoát vị không biến mất khi trẻ lên 2 tuổi. Ruột trẻ bị mắc kẹt trong khối thoát vị hoặc biến chứng thành uốn ván rốn.
  • Cha mẹ nên để ý để đưa trẻ đến bác sĩ nếu đột nhiên xuất hiện những triệu chứng sau: Khóc ngằn ngặt hoặc tỏ ra đau đớn,  bụng có vẻ phình to hơn, tròn hơn, đầy hơn và sốt cao, nôn mửa, có máu trong phân. Vùng da ở trên bị rốn lồi trở nên sưng và đỏ.

Rốn trẻ sơ sinh bị lồi là một hiện tượng khá phổ biến, hiện nay vẫn chưa có cách nào để phòng. Điều các bậc cha mẹ nên làm là có đủ kiến thức, chăm sóc thật tốt và quan sát kỹ càng cơ thể của bé, đưa bé đến bác sĩ thăm khám và điều trị ngay khi có những biểu hiện xấu.

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *