Ung thư cổ tử cung có chữa được không?

Ung thư cổ tử cung ngày càng trở thành một nỗi ám ảnh đối chị em phụ nữ. Một trong những vấn đề rất được chị em quan tâm là ung thư cổ tử cung có thể chữa được không?

Ung thư cổ tử cung phát triển khi các tế bào bất thường ở niêm mạc cổ tử cung bắt đầu nhân lên khó kiểm soát và sau đó tập hợp thành một khối u lớn. U lành tính (không phải là ung thư) là khối u không lan rộng và thường không có hại. Tuy nhiên, các khối u ác tính sẽ lây lan và phát triển thành bệnh ung thư nguy hiểm với cơ thể. Vậy, ung thư cổ tử cung có chữa được không?

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung thường thấy nhất

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, ước tính có khoảng 12.340 trường hợp ung thư cổ tử cung ở Mỹ mỗi năm. Đáng buồn thay, khoảng 4.000 phụ nữ chết bởi căn bệnh này vì không kịp thời phát hiện những dấu hiệu ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu và điều trị kịp thời.

Sự nguy hiểm của căn bệnh ung thư cổ tử cung 

Chảy máu âm đạo bất thường

Một trong những dấu hiệu ung thư cổ tử cung là chảy máu âm đạo bất thường (chảy máu âm đạo ở những ngày không phải chu kì kinh nguyệt). Tuy nhiên, mức độ chảy máu có thể khác nhau với mỗi người phụ nữ, có người chảy máu nhiều nhưng cũng có người chảy máu ít. Điểm chung là tất cả đều không rõ nguyên nhân tại sao chảy máu. Nếu bạn cũng bị chảy máu âm đạo bất thường như vậy thì hãy cảnh giác và đi khám để biết có phải do ung thư  cổ tử cung gây ra hay không.

Đau vùng chậu hông

Nhiều phụ nữ phải chịu chứng chuột rút trong chu kì kinh nguyệt hàng tháng của mình. Tuy nhiên, chị em cần hết sức chú ý nếu thấy đau nhức ở quanh vùng chậu hoặc bị chuột rút ở những ngày không có kinh nguyệt. Bởi vì đó có thể là những triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung.

Bất thường trong tiểu tiện

Bất kỳ sự thay đổi trong thói quen tiểu tiện, chẳng hạn như rò rỉ nước tiểu khi hắt hơi hoặc vận động mạnh, có máu trong nước tiểu, đau khi đi tiểu… đều có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung. Trong trường hợp này, nếu đúng do ung thư cổ tử cung gây ra thì chứng tỏ các tế bào ung thư đã lan đến các bộ phận khác trong cơ thể.

Thêm nữa, nếu bạn nhận thấy số lần đi tiểu của mình ngày càng tăng thì cần phải đặc biệt lưu tâm. Ngoài ra, khi đi tiểu bạn thấy có máu hoặc nước tiểu có màu lạ thì hãy đi kiểm tra bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung.

Chu kì kinh nguyệt bất thường

Chu kì kinh nguyệt là một điều vô cùng quan trọng đối với chị em phụ nữ, nên bạn cần phải có sự quan tâm đặc biệt. Nếu bạn bị trễ kinh, kinh nguy kéo dài hoặc máu kinh nguyệt có màu đen sẫm… thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung. Bởi khi cổ tử cung bị kích thích do ung thư cổ tử cung, nó sẽ tác động đến quá trình phát triển và rụng trứng.

Đau hoặc chảy máu sau khi “quan hệ”

Ngay cả những chị em không gặp vấn đề ở tử cung cũng có thể thấy có máu xuất hiện sau khi quan hệ. Tuy nhiên, nếu cảm giác đau và chảy máu sau khi “ân ái” xảy ra thường xuyên thì đó có thể đó là một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn ở cơ quan sinh sản như ung thư cổ tử cung. Để nắm bắt rõ bệnh tình, bạn nên đi khám và được nhận sự can thiệp kịp thời.

Đau lưng

Vùng chậu hoặc đau lưng, đặc biệt là ở khu vực lưng dưới cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung. Bạn càng phải cảnh giác hơn nếu thấy cơn đau lan xuống chân và thậm chí gây ra sưng (phù) ở chân. Các biểu hiện của bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu.

Ung thư cổ tử cung có chữa được không?

Ngày càng có nhiều chị em phụ nữ bị bệnh ung thư cổ tử cung và nhập viện điều trị trong tình trạng bệnh quá nặng. Có thể do họ không phát hiện ra được các triệu chứng ung thư từ sớm hoặc do sự thiếu hiểu biết mà tự dùng thuốc chữa ung thư cổ tử cung tại nhà nhưng không mang lại tác dụng gì. Vậy bệnh ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi được không? Đây là câu hỏi được khá nhiều chị em phụ nữ quan tâm

Triệu chứng sớm của căn bệnh này rất khó nhận biết, chủ yếu người bệnh thấy ra máu bất thường ngoài kỳ kinh, rối loạn kinh nguyệt và tiền sử kinh nguyệt ra nhiều cả khí hư lẫn máu…  Khi đã ở những giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể có những biểu hiện như ra huyết trắng có mùi hôi, có lẫn máu, chảy máu âm đạo sau giao hợp hoặc sau khi làm việc nặng dù không đang ở chu kỳ kinh nguyệt. Nặng hơn có thể chảy dịch có lẫn máu ở âm đạo, kèm theo đau bụng, lưng, vùng chậu và chân. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa ung bướu cho rằng ở giai đoạn này bệnh vẫn còn cơ may chữa khỏi đến 70-80%.

Nếu bệnh nhân đến trễ hơn với các triệu chứng đau nhức vùng chậu, hạ chi, phù nề thì khả năng khỏi bệnh chỉ còn 40-60%, việc xạ và phẫu trị không mang lại kết quả. Giai đoạn nặng hơn, ung thư xâm lấn thân tử cung, âm đạo hoặc toàn bộ vùng quanh tử cung,  các cơ quan gần như bàng quang, trực tràng, di căn xa đến các bộ phận như phổi, não, gan, xương. Ở giai đoạn ung thư đã di căn xa hầu như không thể chữa khỏi, bác sĩ chỉ có thể dùng hóa chất để làm chậm sự tiến triển của bệnh và lập kế hoạch ung thư cổ tử cung cần ăn gì để chăm sóc bệnh nhân.

Nếu chị em thấy mình có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên thì hãy đến gặp bác sĩ ngay. Không nên coi thường và bỏ qua những triệu chứng này. Khi các triệu chứng bị bỏ qua thì ung thư sẽ có thời gian để tiến triển đến những giai đoạn muộn hơn và việc điều trị sẽ càng khó khăn. Phương pháp chữa ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất là ở giai đoạn ung thư chớm – ung thư mới bắt đầu.

“Ung thư cổ tử cung có chữa được không?” là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ

Với những tiến bộ của y khoa hiện đại, căn bệnh này có thể được chữa khỏi nếu bệnh được phát hiện sớm. Tuy nhiên ở giai đoạn muộn ung thư cổ tử cung lại rất khó chữa. Kể từ khi xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung (xét nghiệm tế bào học cổ tử cung hay còn gọi là xét nghiệm Pap) ra đời và ứng dụng rộng rãi trong cộng đồng thì tỷ lệ ung thư cổ tử cung đã giảm một cách đáng kể. Đối với những người chưa có gia đình và chưa quan hệ lần đầu thì được khuyên chích ngừa vacxin phòng chống ung thư cổ tử cung, những đối tượng còn lại vẫn hoàn toàn có thể phòng ngừa được bệnh bằng cách khám phụ khoa định kì và làm xét nghiệm pap 6 tháng/lần. Đừng chủ quan với căn bệnh này vì nó có thể cướp đi mạng sống của bạn bất cứ lúc nào.

Ung thư cổ tử cung là một trong top những ung thư phụ nữ hay mắc phải nhất trên thế giới do đó nếu có điều kiện các bạn nữ nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung trước khi lập gia đình vì sức khỏe của bản thân và hạnh phúc gia đình.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *