Uốn ván bao lâu phát bệnh – Thời kỳ ủ bệnh

Uốn ván là một dạng bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời. Để phát hiện hiện bệnh sớm thì người bệnh cần nắm chắc được thời gian uốn ván bao lâu phát bệnh, theo các chuyên gia uốn ván ủ bệnh từ 2 – 3 tuần.

Thời gian uốn ván bao lâu phát bệnh?

Uốn ván hay bệnh phong đòn gánh (tetanus) là bệnh do vi khuẩn có tên Clostridium tetani gây ra. Loại vi khuẩn này có mặt ở mọi nơi trên trái đất, song nó được tìm thấy chủ yếu trong lòng đất. Vi khuẩn uốn ván sẽ phát triển trên cơ thể người tại vị trí vết thương trong điều kiện yếm khí.

Các nghiên cứu chỉ ra, vi khuẩn này tiết ra chất độc gây tổn thương hệ thần kinh. Các cơ bắp được điều khiển bởi những dây thần kinh này sẽ bị tê liệt. Nếu không được điều trị nhanh chóng, bệnh có thể gây tử vong. Uốn ván có thể phát triển bao gồm toàn thân, cục bộ và sơ sinh.

Nguyên nhân gây bệnh uốn ván chủ yếu do nhiễm trùng vết thương, chủ yếu là vết thương hở

Nguyên nhân gây bệnh uốn ván chủ yếu do nhiễm trùng vết thương, chủ yếu là vết thương hở với những bào tử vi khuẩn sinh sôi sẽ gây bệnh uốn ván. Khi các bào tử này xâm nhập vào vết thương trên da sẽ sinh sôi, nảy nở và tạo độc tố gây tê liệt các dây thần kinh. Ở trẻ sơ sinh, bệnh uốn ván thường bắt nguồn từ việc nhiễm trùng khi bé sinh ra bị cắt dây rốn.

Dựa theo biểu hiện lâm sàng của bệnh uốn ván, giới y học đã chia ra làm 4 loại uốn ván chính là: toàn thân, uốn ván cục bộ, uốn ván đầu và uốn ván rốn. Vậy, bệnh uốn ván có thời gian ủ bệnh bao lâu?

Uốn ván bao lâu phát bệnh? Bệnh uốn ván ủ bệnh từ 7 – 14 ngày (có thể lâu hơn khoảng 3 tuần).Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra, bệnh uốn ván có thời gian ủ bệnh ngắn nhất khoảng 48 – 72 giờ.

Sau thời gian ủ bệnh, uốn ván sẽ khởi phát với các dấu hiệu co thắt hay co giật, trung bình từ 2 – 5 ngày. Thời kỳ ủ bệnh và thời kỳ khởi phát càng ngắn thì bệnh lại càng nặng.

Bệnh uốn ván khi phát triển ra toàn thân có triệu chứng đầu tiên là co cứng các cơ. Cơ bị co cứng bắt đầu lan dần ra theo một trình tự nhất định. Đầu tiên là từ cơ nhai sau đó lan sang các cơ mặt, cơ gáy, lưng, cơ bụng, chi dưới, chi trên. Song hiếm khi co cứng cơ liên sườn.

Quá trình uốn ván bao lâu phát bệnh

Uốn ván bao lâu phát bệnh – Thời gian ủ bệnh: Thông thường là từ 5-21 ngày. Cũng có thể từ 1 ngày cho tới vài tháng, phụ thuộc vào độ lớn và vị trí của vết thương. Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 10 ngày. Hầu hết các trường hợp bệnh xuất hiện trong vòng 14 ngày. Nói chung, các vết thương bị nhiễm bẩn nặng thì thời gian ủ bệnh ngắn hơn, bệnh cũng nặng hơn và tiên lượng xấu hơn.

Thời kỳ lây truyền: Bệnh uốn ván xảy ra tản phát đối với những người chưa được miễn dịch đầy đủ do ngẫu nhiên bị nhiễm nha bào uốn ván. Đây là bệnh nhiễm khuẩn không lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác.

Phương thức lây truyền: Trực khuẩn uốn ván có ở đâu? Chúng  ở vùng bẩn, bụi đường, phân người hoặc súc vật xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương sâu, qua các vết rách, vết bỏng, vết thương dập nát, vết thương nhẹ, hoặc do tiêm chích nhiễm bẩn.

Trực khuẩn uốn ván lây nhiễm từ ổ chứa là vật nuôi qua các vết thương hở của người

Đôi khi, là do phẫu thuật, nạo thai trong những điều kiện không vệ sinh. Có trường hợp tổ chức của cơ thể bị hoại tử và các dị vật xâm nhập vào cơ thể bị nhiễm bẩn tạo ra môi trường yếm khí cho các nha bào uốn ván phát triển.

Uốn ván bao lâu phát bệnh? Khi nha bào uốn ván xâm nhập qua dây rốn trong khi sinh đẻ vì cắt rốn bằng dụng cụ bẩn hoặc sau khi sinh. Sau đó, trẻ không được chăm sóc rốn sạch sẽ và băng đầu rốn bị cắt không vô khuẩn nên đã bị nhiễm nha bào uốn ván rốn.

Trực khuẩn uốn ván lây nhiễm từ ổ chứa là vật nuôi qua các vết thương hở của người

Nguyên tắc điều trị bệnh uốn ván cần biết

Uốn ván bao lâu phát bệnh? Thể trạng chung của bệnh nhân thời kỳ đầu tương đối tỉnh táo, không có biểu hiện sốt cao trong hai ngày đầu và khi mới phát bệnh. Trường hợp nặng, bệnh nhân bị nhiều cơn kịch phát, có thể bị sốt. Rối loạn hệ thần kinh thực vật như huyết áp tăng thất thường, hay thường xuyên; nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim; sốt cao, vã mồ hôi.

Bởi vậy, khi điều trị bệnh uốn ván cần đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc:

  • Đảm bảo yên tĩnh và tránh các kích thích đối với người bệnh.
  • Dùng kháng sinh tiêu diệt trực khuẩn uốn ván.
  • Trung hoà độc tố uốn ván còn lưu hành trong máu bằng SAT.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *